Bào Chế Đông Dược

Bào Chế Đông Dược

Với mục tiêu Nhà trường đề ra, các học viên sau khi học các lớp Y học bào chế đông dược phải bào chế ra các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có chất lượng cao, phục vụ cho việc khám bệnh kê đơn. Vậy để một vị dược thảo có thể khởi tác dụng chữa bệnh hiệu quả và quy trình bào chế như thế nào? Chúng ta hãy cùng y cổ truyền tìm hiểu.

BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

Nói chung, bào chế là công việc biến đổi tính thiên nhiên (thiên tính) của dược liệu thành những vị thuốc để phòng và trị bệnh. Trong tiếng Việt thường dùng danh từ thuốc chin đối nghĩa với danh từ thuốc sống, chữ chin có đủ nghĩa của hai chữ bào chế.

Khái Niệm Về Bào Chế

  • Bào nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc, tiện cho việc chế biến và điều trị.
  • Chế nghĩa là dùng công phu thay đổi hình dạng, tính chất của dược liệu.
  • Tài liệu xưa để lại lâu đời nhất là quyển Bào chế luận của Lôi Hiệu (Trung Quốc), sau đổi thành Lôi Công bào chế. Quyển này vẫn có giá trị cho tới ngày nay.

Mục Đích Của Việc Bào Chế

  • Bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu: mốc, sâu mọt.
  • Để dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán ra bột hoặc dễ nấu cao để chế thành thuốc
  • Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu và làm cho vị thuốc tinh khiết thêm lên (mạch môn bỏ lối, ngưu tất bỏ đầu).
  • Giảm bớt độc tính của dược liệu (mã tiền, bán hạ, hoàng nàn…)
  • Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho hoạt chất dễ tan vào nước để dễ đồng hóa, vị thuốc dễ thấm hút dung môi (quy, hoàng bá, bạch thược.. .tẩm rượu)

Yêu Cầu Của Việc Bào Chế

Trần Gia Mô (1562) đời Minh có nói : “Bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị”

Câu này là một cách ngôn mấu chốt cho tất cả mọi người làm công tác bào chế Đông dược.Nhưng thế nào gọi là vừa chừng? Đạt được điều này này rất khó, cần phải biết được: cắt thái nên dày hay nên mỏng, sao nên già hay nên non…

Kỹ thuật bào chế đông dược trông qua thất đơn sơ, nhưng nó đòi hỏi ở người bào chế nhiều kinh nghiệm, đã làm lâu năm trong nghề.

Có hai yêu cầu chính sau đây:

  • Bảo đảm chất thuốc (phẩm chất), kỹ thuật đúng.
  • Người bào chế giỏi, ngoài sự hiểu biết về dược tính, còn phải tùy từng trạng thái, phẩm chất của vị thuốc, tùy từng yêu cầu của bài thuốc mà định việc bào chế được vừa chừng.

Các Dụng Cụ Bào Chế Thông Thường

  • Bàn chải (long, tre, đồng): để chải cho sạch đất, cát, nấm bám lên dược liệu
  • Giần, sàng: để phân chia, chọn lọc dược liệu theo nặng, nhẹ cho được thêm tinhkhiết.
  • Dao thái (sắt, inox): thái, cắt dược liệu cho nhỏ. Thường dược liệu có chất chát thì không dùng dao sắt mà dùng dao inox.
  • Dao cầu: để thái dược liệu to, cứng
  • Dao bào: Để bào những dược liệu đã được ủ mềm.
  • Cối, chày: để giã dập hoặc nghiền tán bột. Luyện thuốc hoàn thường là cối bằng đồng, đá, sứ, gang…
  • Thuyền tán bàng gang để tán dược liệu đã sấy khô thành bột nhỏ, khi tán nên để giấy sạch ở dưới và xung quanh thuyền tán để hứng lấy bột vương vãi ra, tán bằng chân phải rửa sạch chân trước khi vào tán.
  • Rây: thường dùng rây mua ngoài chợ, rây này tương ứng với rây số 26-24 của Tây y, bột rây này khó làm viên nén được.
  • Siêu (đất, men, thủy tinh): để sắc thuốc.
  • Chảo: thường dùng bằng gang để sao thuốc. Khi nấu dùng nồi nhôm hoặc inox
  • Cóng: nồi nhôm hay đất để chưng thuốc.
  • Chõ: bằng đất hay nhôm, đồng, inox để đồ dược liệu cho mềm hoặc cho chin

Các dụng cụ trên đây còn thô sơ, khi dùng phải rửa thật sạch, tiệt trùng bằng cách đốt cồn, nếu cần phải cơ giới hóa các dụng cụ bào chế đông dược, tránh luộm thuộm và thủ công.

Một Số Dạng Thuốc Bào Chế Thông Thường

a.Thuốc phiến

b.Thuốc sắc

c.Thuốc cao nước

d.Thuốc hoàn

e.Thuốc tán

Thuốc phiến là dạng thuốc dùng nhiều nhất để bốc thuốc thang. Các dạng thuốc khác không nhiều thì ít đều qua dạng thuốc phiến.

KHIẾM THỰC

Tên khoa họcEuryale ferox Salisb.

Họ Súng (Nymphaeaceae)

Bộ phận dùng: quả hoặc củ

Khiếm thực Trung Quốc dùng quả, khiếm thực Việt Nam dùng củ sung. Thịt trắng ngà là thứ tốt.

Thành phần hóa học: protein, chất béo

Tính vị-quy kinh: vị hơi ngọt, chát, tính bình. Vào hai kinh tỳ và thận.

Tác dụng: bổ tỳ, trừ thấp, bổ thận, sáp tinh.

Chủ trị, liều dùng: thận hư, tỳ yếu, di tinh, bạch đới, chỉ tả, đái vãi không nín được, đại tiện lỏng.

Ngày dùng 10-30g

Kiêng kỵ: đại tiện táo, tiểu tiện không lợi thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Bỏ tạp chất, mốc mọt và thứ thịt đen rồi sao vàng, tán nhỏ dùng.

Người già thận yếu, lưng đau, ban đem thường đi đái; tỳ hư, ăn ít, ỉa lỏng, dùng khiếm thực thì rửa sạch, bỏ tạp chất và các hạt mốc mọt, thịt đen, phơi hoặc sấy cho thật khô, sao vàng, tán bột thật nhỏ, đựng vào lọ kín. Mỗi lần uống 8-10g, mỗi ngày uống hai lần, sáng sớm và tối lúc đi ngủ, uống với nước sắc phá cố chỉ và ích trí nhân, mỗi thứ 6g

LIÊN NHỤC (hạt sen)

Tên khoa học Nelumbo nucífera Gaertn.

Họ Sen (Nelumbonaceae)

Bộ phận dùng: hạt. Hạt chắc, thịt rắn, không sâu mọt là thứ tốt.

Thành phần hóa học: sinh tố C, nelumbia, protid, đường, chất béo

Tính vị-quy kinh: vị ngọt, sáp, tính bình. Vào ba kinh tâm, tỳ, thận.

Tác dụng: bổ tâm, an thần, ích tỳ, sáp trường, cố tinh, bồi dưỡng cơ thể.

Chủ trị, liều dùng: tim yếu, mất ngủ, tỳ hư tiết tả, lỵ lâu ngày, di tinh, bạch đới. Ngày dùng 12-20g có thể đến 100-200g.

Kiêng kỵ:Người cơ thể mạnh phát sốt, đại tiện táo kết không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Bỏ vỏ đen ở ngoài, ngâm vào nước, bóc bỏ màng đỏ và tím xanh ở trong, đò chín, phơi khô hoặc sấy cho thật khô dùng. (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Bỏ vỏ ngoài và tím xanh ở trong, sao vàng dùng.

Mất ngủ thì dùng dạng chế, để bồi dưỡng thì dùng dạng sống.

Bảo quản: để nơi khô ráo, thường phơi để chống mốc và mọt.

SƠN THÙ

Tên khoa học Cornus officinalis Sieb.et Zuce

Họ sơn thù du (Cornaceae)

Bộ phận dùng: thịt của quả

Thịt khô , mềm, hồng hồng, không còn bột, không mốc mọt là tốt.

Hiện nay có người dùng tạm thịt quả táo chua để thay thế.

Thành phần hóa học: acid hữu cơ, cocnin, đường glucose, chất keo.

Tính vị-quy kinh: vị chua, tính bình. Vào hai phần khí của kinh can và kinh thận.

Tác dụng: bổ can thận, nạp tinh khí, làm thuốc cường tráng.

Chủ trị, liều dùng: trục phong hàn, tê thấp, trị nóng rét, trị đau đầu, trị nghẹt mũi, làm cường dương, ích tinh, thông khiếu.

Ngày dùng 6-12g.

Kiêng kỵ: người mệnh môn hỏa thịnh và có bệnh thấp nhiệt thì không nên dùng. Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lấy rượu tẩm cho mềm, bỏ hột, sao khô dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Bỏ hột nếu có, rửa qua cho nhanh (nếu bẩn). Để ráo nước, lấv rượu tẩm qua (tửu tẩy, lkg sơn thù dùng 60ml rượu đé) rồi sao qua (vi sao).

Đánh giá post

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *