Bệnh Tiểu Đường Và Cách Phòng Chữa

Bệnh Tiểu Đường Và Cách Phòng Chữa

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính khiến lượng đường trong máu (đường huyết) tăng cao. Vậy, bệnh tiểu đường là gì?

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu đường là gì, dấu hiệu bệnh tiểu đường gồm những biểu hiện gì? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết tóm tắt bệnh tiểu đường sau đây cùng y cổ truyền tìm hiểu nhé!

Bệnh Tiểu Đường Là Gì?

Bệnh Tiểu Đường Là Gì?

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là thuật ngữ dùng để đề cập tới một nhóm bệnh gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường (glucose) trong máu.

Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, đặc biệt là tế bào não.

Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Tiểu Đường

Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh

  • Glucose là một chất cần thiết cho cơ thể có trong các thực phẩm ăn hàng ngày, đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào và được dự trữ trong gan tạo thành glycogen.
  • Khi biếng ăn, lượng glucose trong máu sẽ hạ thấp, khiến gan sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose để cân bằng lại lượng đường trong máu
  1. Nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên người bệnh không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (tuýp 1A), do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy, khiến bệnh nhân không có hoặc có ít insulin, dẫn đến lượng đường tích lũy trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào, 5% không rõ nguyên nhân (tuýp 1B).

  1. Nguyên nhân gây nên tiểu đường type 2

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ, một số trường hợp ghi nhận bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên hệ chặt chẽ với bệnh, tuy nhiên cần phân biệt không phải ai thừa cân cũng đều mắc bệnh tiểu đường type 2.

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường type 2 gồm:

  • Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Tăng huyết áp.
  • Ít hoạt động thể lực
  • Thừa cân, béo phì.
  • Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

Cách Chẩn Đoán Bệnh Tiểu Đường

Cách Chẩn Đoán Bệnh Tiểu Đường

  • Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose – FPG) ≥ 126 mg/dL hoặc 7 mmol/L. Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ, không được uống nước ngọt, có thể uống nước lọc.
  • Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test – OGTT) ≥ 200 mg/dl hoặc 11.1 mmol/L. Bệnh nhân cần nhịn đói từ nửa đêm trước làm nghiệm pháp, sử dụng lượng glucose tương đương 75g glucose hòa tan trong khoảng 250 – 300ml nước, uống trong 5 phút; 3 ngày trước đó cần ăn khẩu phần ăn có khoảng 150 – 200g carbohydrate/ngày.
  • HbA1c ≥ 6.5% hoặc 48 mmol/mol. Khuyến cáo xét nghiệm này cần được tiến hành ở phòng thí nghiệm đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Trường hợp có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (tiểu nhiều, ăn uống nhiều mà sụt cân không rõ nguyên nhân…) hoặc mức glucose huyết tương ở bất cứ thời điểm nào ≥ 200 mg/dL hoặc 11.1 mmol/L.

Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Tiểu Đường

Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh

  • Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra họ bị bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.
  1. Triệu chứng của đái tháo đường typ1

Bệnh diễn biến rất nhanh các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Thường hay có hội chứng 4 nhiều điển hình.

  • Đói và mệt: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần.
  • Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
  • Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng sút cân rất nhiều.
  • Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.
  1. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường typ2

Ở tiểu đường loại 2 bệnh nhân diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì, không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường typ1 .

  • Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này.
  • Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục
  • Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.

Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường?

Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc Bệnh

Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra bất cứ ở đối tượng nào và đối với cả bệnh tiểu đường typ1 và typ2. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị bệnh đái tháo đường cần phải đi khám ngay. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nói về các triệu chứng bạn gặp phải, gia đình bạn đã có ai mắc bệnh tiểu đường, các loại thuốc đã uống và các dị ứng bạn gặp phải.

  • HbA1C: Xét nghiệm này cho thấy mức đường huyết liên tục của bạn trung bình trong 2 hoặc 3 tháng qua. Xét nghiệm này không yêu cầu bạn phải nhịn ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Đường huyết lúc đói (FPG): Bạn sẽ cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thử nghiệm này.
  • Dung nạp glucose đường uống(OGTT): Thử nghiệm này mất từ ​​2 đến 3 giờ. Mức đường huyết của bạn được kiểm tra ban đầu và sau đó lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi uống một loại đồ uống ngọt cụ thể.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn.

Cách Điều Trị Bệnh

Cách Điều Trị Bệnh

Bệnh đái tháo đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên là rất quan trọng nếu bạn bị tiểu đường, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Nếu bạn bị đái tháo đường typ1 bạn sẽ điều trị bắt buộc dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại, vì do cơ thể của bạn không tự sản xuất insulin.Nếu bạn bị đái tháo đường typ2, nếu có thể kiểm soát tình trạng của bạn bằng thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục.

Kết luận

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phát hiện sớm để có thể can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu. Khuyến cáo bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế khi có những triệu chứng bất thường, trong trường hợp đã mắc bệnh, cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nặng nề.

5/5 - (1 bình chọn)

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *