Cây Bạc Hà Có Đặc Điểm Và Tác Dụng Là Gì?

Cây Bạc Hà Có Đặc Điểm Và Tác Dụng Là Gì

Cây bạc hà là loại thảo dược chứa rất nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Thêm vào đó, bạc hà còn có những lợi ích như điều trị chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, chăm sóc sức khỏe răng miệng,…

CÂY BẠC HÀ

Trong bài viết này y học cổ truyền sẽ giới thiệu đến các bạn về cây bạc hà là một loại thảo dược mà ít ai có thể biết được. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu về cây bạc hà là gì? Cây bạc hà có tác dụng gì? Xem qua bài viết dưới đây nhé!

Giới Thiệu Về Loại Cây Bạc Hà?

Cây bạc hà là một loại cây lá được biết đến nhiều nhất vì liên quan đến một hơi thở thơm tho với một cảm giác mát lạnh mà loại cây này đã tạo ra trong miệng. Tuy nhiên bạc hà còn sử dụng để làm kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo bạc hà và kẹo cao su thường có hương bạc hà.

Cây bạc hà còn có tên khoa học là Mentha arvensis Lin và thuộc họ hoa Môi Lamiaceae. Bạc hà có thân mềm, bò lan trên mặt đất và cao khoảng 30 – 150cm tùy theo từng loại.

Bạc hà có lá là loại lá đơn, có cuống ngắn, mọc đối xứng thân, tầng trên tầng dưới so le nhau, mép lá có các răng cưa. Cả thân và lá đều bao phủ bởi lớp lông mỏng mục đích là bảo vệ và tiết hương thơm cay đặc trưng của cây. 

Giới Thiệu Về Loại Cây Bạc Hà
Giới Thiệu Về Loại Cây Bạc Hà?

Hoa bạc hà nở vào tháng 8 – 10 có màu hồng nhạt, trắng hoặc tím, nhỏ; quả có 4 hạt. Cây thường được mọc hoang dại ở những vùng núi cao có khí hậu mát mẻ hay giá lạnh như châu Âu (Đức, Pháp,…), Trung Quốc và một số vùng ở Việt Nam như Sapa, Sìn Hồ – Lai Châu,…

Ngoài ra, bạc hà được trồng tại một số vùng chuyên canh cây dược liệu.

Có hơn 16 loại bạc hà khác nhau được phân biệt theo hình dáng lá, nồng độ của tinh dầu và phổ biến nhất là cây bạc hà Âucây bạc hà Á. Và nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây bạc hà và húng lủi bởi có hình dáng giống nhau.

Cây húng lủi là loại rau thơm khá là quen thuộc tại Việt Nam, có một mùi hương thơm nhẹ; khác với bạc hà hương cay the và mát lạnh hơn rất nhiều. 

Hàm lượng tinh dầu có trong bạc hà từ 1 – 3% menthol, limonen, ximen, methyl acetate,… đa số thường tập trung ở thân và lá. Những tinh dầu bạc hà gây kích thích, hưng phấn thần kinh, giãn mạch máu, bài tiết mồ hôi và hạ thân nhiệt. bạc hà còn có thể ức chế một số loại vi khuẩn và vi nấm ảnh hưởng đến cây.

Ngoài việc làm thơm mát hơi thở thì còn được dùng để tăng thêm hương vị cho những thức ăn và đồ uống tạo nên cảm giác ngon miệng.

Tác Dụng Dược Lý Của Bạc Hà

1. Theo y học cổ truyền

Cây bạc hà có vị cay, mát không độc mà còn có tác dụng trừ phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc dùng chữa cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, viêm kết mạc mắt, viêm mũi, ngạt mũi, đau sưng họng, đậu sởi, mề đay, ban chẩn.

2. Theo y học hiện đại

Trong điều trị đau dây thần kinh và chống say tàu xe

Khi dùng tinh dầu bạc hà tạo cảm giác mát và tê tại chỗ, giảm đau dây thần kinh, ngoài ra bạc hà được dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau (xương khớp, thái dương khi nhức đầu). Uống trà bạc hà nóng sẽ có tác dụng giảm nôn trong say tàu xe.

Tác Dụng Dược Lý Của Bạc Hà
Tác Dụng Dược Lý Của Bạc Hà

Trong điều trị ngứa và làm sạch xoang mũi

Bạc hà được dùng làm sát trùng mạnh thường giúp và cần giảm ngứa trong các bệnh ngoài da, khi xông trực tiếp giúp làm sạch và thông xoang mũi.

Trong điều trị sốt

Tinh dầu bạc hà  uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, gia tăng bài tiết mồ hôi, làm giảm thân nhiệt chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, nhức đầu.

Trong điều trị hôi miệng, căng thẳng

Nhai vài lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà sau ăn sẽ giúp khử mùi hiệu quả và khi uống vào ban đêm bạn sẽ khiến bạn giảm stress và dễ ngủ.

Các Bài Thuốc Khi Sử Dụng Bạc Hà

1. Thuốc chữa nôn thông mật giúp dễ tiêu hoá

Lá cây bạc hà hay toàn cây bạc hà bỏ rễ 5g, pha vào 200ml nước sôi, cách 3 giờ uống 1 lần. Dùng cồn của bạc hà để làm ra các công thức và uống trong 1 2 tuần ak, mỗi lần uống 5 – 10 giọt.

2. Chè chữa cảm mạo, nhức đầu

Lá bạc hà 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 6g sau đó dùng nước sôi đổ vào chờ 20 phút và hãy uống lúc đang nóng.

3. Phòng cảm cúm

Những loại cây như cây bạc hà, tía tô, kinh giới, hoắc hương mỗi thứ 4 – 6g, sắt nước cho các đứa trẻ uống để chống bị ốm.

Các Bài Thuốc Của Cây Thuốc
Các Bài Thuốc Khi Sử Dụng Bạc Hà

4. Tán nhiệt, giải biểu

Bạc hà 8g, thuyền thoái (xác ve sầu) bỏ chân 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g và sắc uống ngày 1 thang. Chữa trị chứng cảm mạo mới phát có phong nhiệt ở biểu.

Bột Thạch cao bạc hà: Thạch cao sống 40g, bạc hà diệp 20g, nghiền mịn, uống 2g – 3g mỗi lần và một ngày phải uống với nước nóng 3 lần. Trị sốt sợ nóng, mồ hôi không thoát, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Bạc Hà Đúng Cách 

1. Đất trồng

Cây bạc hà trồng trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát, đất xám… Tuy nhiên, cây sẽ dần phát triển tốt nếu không bị nhiễm phèn hoặc mặn và khả năng thoát nước tốt.

Đất thì bạn có thể mua ngoài cửa hàng hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi trồng để xử lý được các mầm bệnh trong đất.

2. Giống

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống cây bạc hà như bạc hà Pháp, bạc hà chanh, bạc hà Âu,… Bạn có thể lựa chọn giống phù hợp vào sở thích và điều kiện.

Bạc hà được trồng bằng thân hoặc cành. Cành và thân cắt thành từng đoạn dài từ 10 – 15 cm, phải có từ 3 – 4 mắt.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Đúng Cách 
Cách Trồng Và Chăm Sóc Bạc Hà Đúng Cách

3. Trồng cây

Đất sau khi diệt hết vi khuẩn thì lên luống và bón phân lót, rạch từng hàng cách nhau 20cm, sâu 10cm.

Đặt nghiêng đoạn cành xuống rãnh cách nhau 20cm và lấp đất kín 2/3 rãnh, nén nhẹ để cây tiếp xúc với độ ẩm của đất thuận lợi cho nảy mầm.

Sau khi trồng thì hàng ngày tưới ẩm theo hàng, sau 5 – 7 ngày đoạn thân mọc thành cây lên khỏi mặt đất.

4. Chăm sóc

Khi trồng cây bạc hà được khoảng 15 – 20 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 – 30 bón 1 lần cho cây.

Ở giai đoạn cây chưa bò lan ra thì dùng cuốc xới phá váng đất. Nhưng sau khi cây bò rộng ra và thân rễ đã phát triển mạnh thì nhổ cỏ bằng tay và xáo xới ở chỗ đất hở.

Bạc hà gặp hạn thì khô cằn, nếu thiếu nước nghiêm trọng thì lá sẽ rụng trụi và cần phải tưới nước kịp thời. Mùa Hè đất quá khô thì nên tưới nước qua các rãnh để ngấm sâu vào thân rễ, hoặc bơm tháo nước vào qua một đêm, hôm sau tháo kiệt. Ngoài ra thường xuyên nhổ cỏ sạch sẽ, ngắt bỏ thu gom các lá gốc già úa.

5. Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 4 – 5 tháng, khi thấy khối lượng thân lá cao nhất, hoa nở rộ thì thu hoạch. Sau khoảng 2 tháng thân cành phát triển mạnh, có thể thu hoạch được lần thứ 2; lần thứ 3 thường thu hoạch sau đấy 3 tháng.

Chọn ngày nắng ráo, vào buổi sáng lúc đã ráo sương, dùng dao sắc cắt phần thân cành có lá, để từng nắm nhỏ nơi râm mát.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bạc Hà

Thuốc tuyệt đối không được đun sôi quá lâu nếu là nước sắc vì bạc hà phải cho vào sau. Không dùng cho trường hợp ra mồ hôi nhiều. Tinh dầu bạc hàmenthol bôi mũi hay bối trong cổ họng gây ức chế có thể tới ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. 

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bạc Hà
Lưu Ý Khi Sử Dụng Bạc Hà

Do đó chúng ta cần phải hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu bạc hà hay dầu cù là cho trẻ con ít tuổi, nhất là trẻ con mới đẻ để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc..

Một số tác dụng phụ của bạc hà như:

  • Dị ứng da
  • Nổi phát ban trên da
  • Co giật
  • Ợ nóng
  • Làm chậm nhịp tim
  • Hạ đường huyết
  • Ngộ độc do dùng quá liều

Trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về cây bạc hà cũng như những bài thuốc và tác dụng của bạc hà đối với sức khỏe của con người. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể trang bị cho mình một vài bài thuốc từ cây thảo dược này để chữa trị một số loại bệnh nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *