Cây Đinh Lăng Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe

Cây Đinh Lăng Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe

Cây đinh lăng hiện nay được trồng phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam nhờ vào những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe được ví như nhân sâm. Cây đinh lăng có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền, chủ yếu dùng làm thuốc bồi bổ hoặc chữa các bệnh ngoài da, bệnh về xương khớp và một số bệnh ở nữ giới.

CÂY ĐINH LĂNG

Đinh lăng – một vị thuốc nam, một loại gia vị của người dân chúng ta hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên tác dụng thực của nó không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng Y Học Cổ Truyền tìm hiểu xem cây đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây nha!

Cây Đinh Lăng Là Cây Gì?

Cây Đinh Lăng Là Cây Gì?
Cây Đinh Lăng Là Cây Gì?

Đinh lăng cũng có nghĩa là cây gỏi cá hay nam dương sâm tên khoa học là Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus là một loài cây nhỏ trong chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) . Cây đinh lăng được dùng làm dược liệu, thực phẩm hay thuốc trong y học cổ truyền.

  • Cây đinh lăng nhỏ, thường cao khoảng 1-2 mét. Lá kép, chẻ đôi hoặc xếp thẳng, lá chét có răng cưa nhỏ.
  • Hoa đinh lăng thì có màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, và có màu trắng bạc.
  • Đinh lăng chỉ dùng chính là phần gốc và rễ. Lá được thu hoạch và sử dụng quanh năm.
  • Rễ cây đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở các cây đã có từ 4-5 tuổi trở đi, sau độ tuổi này thì rễ mới có nhiều chất.
  • Khi chặt hạ rễ phải rửa kỹ và gọt bỏ phần rễ gần với thân cây. Rễ khoẻ có thể dùng toàn bộ, nếu rễ ít thì dùng phần thân rễ.

Đặc Điểm Và Hoạt Tính Của Cây Dược Liệu

  1. Bộ phận dùng của cây đinh lăng

Trong dân gian hay thấy người ta dùng lá cây Đinh lăng, nhưng bộ phận dùng chính xác là rễ đã phơi hoặc sấy khô.

Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm, vì lúc này rễ rất mềm và có nhiều tinh dầu. Đào lấy rễ, làm sạch, tách lấy vỏ rễ, cắt lát, phơi khô ở nơi thoáng để giữ nguyên đặc tính. Sau khi phơi khô, rễ mềm, thường được cắt thành những lát mỏng.

  1. Bào chế cây đinh lăng

Đinh lăng sống: Loại bỏ tạp chất, làm sạch, phơi hay sấy khô.

Đinh lăng chế rượu gừng và mật ong: Đổ rượu gừng 5% vào Đinh lăng tươi, trộn đều cho ngấm rượu gừng rồi sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm Mật ong vào đảo đều cho ngấm mật và sao cho thơm. Dùng 5 lít rượu gừng 5% và 5kg Mật ong cho 100kg dược liệu.

  1. Hoạt chất có trong cây Đinh lăng

Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcaloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycosid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid uric, caroten, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%) và một genin đã phân lập được là acid oleanolic.

cây thuốc đinh lăng, trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập được 5 hợp chất. Trong rễ đinh lăng cũng tìm được 5 hợp chất, tuy nhiên chỉ có 3 hợp chất là trùng với một số chất trong lá. Ba chất này có tính kháng khuẩn mạnh mẽ và chống các loại ung thư.

Tác Dụng Của Cây Đinh Lăng Đối Với Sức Khỏe

Tác Dụng Của Cây Đinh Lăng Đối Với Sức Khỏe
Tác Dụng Của Cây Đinh Lăng Đối Với Sức Khỏe

1. Theo Y học cổ truyền

  • Vị thuốc Đinh lăng dùng làm thuốc bổ dưỡng, chữa suy nhược cơ thể, thận yếu, phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa, sản hậu huyết xông nhức xương.
  • Dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, bí tiểu, chữa kiết lỵ.
  • Thân và cành dùng chữa thấp khớp, đau lưng.
  • Lá dùng chữa hạ sốt, vết thương sưng đỏ, sưng đau.
  • Rễ của cây còn được dùng làm thuốc bồi bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, ốm yếu, xanh xao, ăn uống kém, phụ mẹ sau đẻ thiếu máu. Có nơi lại dùng chữa ho, ho ra máu, đau bụng, kiết lỵ và làm thuốc nhuận tràng, trị táo bón.
  • Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng đỏ, sưng đau, dị ứng mẩn ngứa, lở loét (giã đắp) . Thân và cành chữa khớp, đau lưng.

2. Theo Y học dân gian

Theo tài liệu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao Đinh lăng có tác dụng:

  • Tăng biên độ điện não, tăng tần số các sóng alpha, gamma và giảm tỉ lệ sóng delta; tăng khả năng đáp ứng của các tế bào thần kinh thị giác với các kích thích ánh sáng tăng nhẹ sự phấn khích khi thực hiện phản xạ trong đó tăng hoạt động phản xạ có điều kiện bao gồm phản xạ âm tính và phản xạ phân biệt.
  • Nhìn chung, dưới tác dụng của cao Đinh lăng, vỏ não được hoạt hoá nhẹ và có sự cân bằng, mọi chức năng của hệ thống thần kinh trung ương khi tiếp nhận và phản ứng sẽ tốt hơn.
  • Khi bộ đội tập luyện quân sự có sử dụng bột rễ cây đinh lăng thì khả năng chịu đựng và sức dẻo dai của cơ thể tăng lên rõ rệt.
  • Các nghiên cứu của nước này cũng cho biết bột rễ hay dịch chất rễ Đinh Lăng có khả năng làm tăng sức đề kháng của cơ thể người trong môi trường nóng ẩm còn tốt hơn Vitamin C và chè bạc hà. Đó là tác dụng làm tăng sức khỏe của thảo dược này.
  • Dịch chiết rễ và bột rễ cây Đinh Lăng có tác dụng kích thích tiêu hoá, tăng sức đề kháng với bệnh tật.
  • Nước sắc, rượu lá Đinh Lăng có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của vi khuẩn tạo mủ và vi khuẩn đường tiêu hoá. Nên những chế phẩm đó có tác dụng chữa tiêu chảy, đặc biệt trên trâu bò.

Các Bài Thuốc Từ Cây Đinh Lăng

Các Bài Thuốc Từ Cây Đinh Lăng
Các Bài Thuốc Từ Cây Đinh Lăng

1. Chữa chứng mệt mỏi, lười vận động

  • Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,50 g, cho 100ml nước vào nấu sôi khoảng 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

2. Thông tia sữa, căng ngực

  • Rễ cây đinh lăng 30 – 40g. Thêm 500ml nước và sắc còn 250ml. Uống nóng. 
  • Uống liền 2 – 3 ngày, vú bớt đau, sữa trở lại bình thường.

3. Chữa đau đầu, sốt

  • Giã nhuyễn lá đinh lăng đắp lên.
  • Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, khô miệng, ho, nôn, thắt bụng, nước tiểu vàng
  • Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, Bồ công anh (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, dược liệu Cam thảo dây hoặc Cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Mỗi vị cắt lát, đổ đầy nước sắc kỹ còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

4. Thuốc bổ sữa

  • cây đinh lăng tươi 50 – 100g, bong bóng lợn 1 cái. Băm tươi, kết hợp với gạo tẻ để làm canh ăn.

5. Chữa đau tử cung

  • Cành và lá đinh lăng rửa sạch tươi, sắc uống thay trà.
  • Chữa mẩn ngứa do dị ứng
  • cây đinh lăng 80g, sao vàng, sắc uống. Dùng trong 2 đến 3 tháng.

Một Số Lưu Ý Khi Dùng Cây Đinh Lăng

Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào chứa lá đinh lăng cũng cần lưu ý:

  1. Trong lá đinh lăng có nhiều saponin nên nếu trẻ sử dụng quá nhiều sẽ dễ mắc phải các tác dụng như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi. Vì thế, tùy theo mỗi trường hợp bệnh để điều chỉnh liều sử dụng cho phù hợp và không nên uống nhiều.
  2. Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng mà chỉ được dùng ngoài da bởi hệ thần kinh của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, nếu thường xuyên uống nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng tiêu cực lên tổng trạng cũng như hệ tim mạch.
  3. Dù là dược liệu tự nhiên ít độc song khi dùng với số lượng nhiều cũng có khả năng gây ngộ độc, đặc biệt ở phổi, gan, dạ dày, tim, thận, . ..
  4. Thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống lá đinh lăng vì có thể nguy hiểm cho thai nhi.
  5. Nhìn chung, lá đinh lăng là dược liệu thiên nhiên nên khi đã biết lá đinh lăng có tác dụng tốt và quyết định sử dụng thì cần phải kiên nhẫn thực hiện đều đặn chứ không được nóng vội bởi tác dụng mà nó đem lại không thể nhanh chóng bằng việc dùng thuốc tây.
  6. Tất cả bài thuốc từ lá đinh lăng đều cần có quá trình chuyển hoá và phát huy tác dụng rồi mới có kết quả.
  7. Song song với việc dùng lá đinh lăng trong hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cũng cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý.
  8. Sự phối hợp này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi và hạn chế được tình trạng bệnh tiến triển nặng.

Qua bài viết trên mà chúng tôi đã chia sẻ cho về những thông tin của cây đinh lăng. Nhờ vậy có thể giúp cho bạn hiểu được tác dụng cũng như các bài thuốc hữu ích đến từ cây dược liệu đinh lăng này.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *