Hà Thủ Ô: Tác Dụng, Liều Dùng Và Cách Trồng

Tác Dụng, Liều Dùng Và Cách Trồng Cây Hà Thủ Ô

Hà thủ ô có vị chát, đắng và ngọt cũng là loại dược liệu quý và tên khoa học là Fallopia multiflora. Cần sử dụng đúng cách mới có thể nhận được những lợi ích sức khỏe từ loại dược liệu này còn nếu  một số sai sót trong quá trình sử dụng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

HÀ THỦ Ô

Trong bài viết này Y Học Cổ Truyền sẽ giới thiệu đến các bạn về cây hà thủ ô có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu hà thủ ô qua bài viết này nhé!

Hà Thủ Ô Là Gì?

1. Đặc điểm ngoại hình

Đây là loại cây dây leo được sống lâu năm, thân màu tím đỏ hoặc xanh. hình dạng của lá là hình trái tim, đầu lá nhọn, dài từ 4 – 8cm, cả hai mặt lá không có lông, nhẵn mịn. Hoa có màu trắng, đường kính 2mm, hoa có 5 cánh nhỏ, mọc thành cụm, tháng 9 – tháng 11 là mùa hoa nở, tháng 12 – tháng 2 là thời gian ra quả. 

Củ hà thủ ô đỏ được tạo thành từ rễ phình to, có màu đỏ, tròn dài nhưng lại không có củ nào đều nhau, vỏ củ màu nâu đỏ hồng, mặt cắt ngang màu nâu sẫm, mềm và có lớp sần mỏng, lõi có thể bị hóa gỗ.

Củ là phần chính được dùng làm dược liệu, có vị chát, đắng ngọt, tính ôn. Mùi vị đắng liên quan đến lạnh, vị chát liên quan đến táo sáp. Đôi khi dây và lá của hà thủ ô đỏ cũng được lấy làm thuốc nhưng không mấy phổ biến, có vị ngọt, tính bình.

Hà Thủ Ô Là Gì
Hà Thủ Ô Là Gì?

2. Phân bố vị trí

Tại Việt Nam, cây hà thủ ô đỏ được tìm thấy mọc hoang tại những vùng núi rừng, phần lớn thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc, phần còn lại tại các tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,..hoặc các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên, Lâm Đồng, Phú Yên, Đắk Lắk.

Tại Châu Á, loại cây này mọc nhiều nhất ở Trung Quốc, chủ yếu mọc tại các đồi núi cao tại Giang Tô, Phúc Kiến, Tứ Xuyên,.. Nhật BảnẤn Độ cũng là những nơi tìm thấy được cây hà thủ ô đỏ.

3. Thành phần hóa học

Trong hà thủ ô đỏ chứa nhiều dưỡng chất và hợp chất bổ ích, gồm:

  • 1,7% anthraglucozit (chrysophanol, emodin, rhein), đây là hoạt chất vô cùng có lợi, khả năng thanh nhiệt, giải độc, ích thận, cường gân cốt,..
  • 1,1% chất đạm
  • 4,2% tinh bột
  • 3,10% chất béo
  •  2,4% chất vô cơ
  • 26,4% chất tan trong nước
  • Lecithin,..
Thành Phần Hóa Học Của Cây Thủ Ô
Thành Phần Hóa Học Của Cây Thủ Ô

4. Cách thu hái và sơ chế

Với các dược tính vô cùng tuyệt vời thì hà thủ ô đỏ đã được trồng nhiều nơi giúp tạo nguồn dược liệu cho y học. Cây được trồng bằng dây, hạt, củ hoặc cánh bánh tẻ và được thu hoạch sau 4 – 5 năm, thường rơi vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Củ được thu hoạch sau khi thân cây đã lụi tàn, được đào và làm sạch, sau đó bổ đôi hoặc bổ tư để đem đi phơi khô là có thể dùng được.

Tuy nhiên, sau khi khô một số nơi sẽ tiếp tục đồ với đậu đen qua 9 lần, đến khi phơi được miếng cây thủ ô đen mới mang đi dùng. Loại này được gọi là hà thủ ô chế. Cách làm cụ thể:

  •  Ngâm củ cây thủ ô trong nước vo gạo 1 ngày rồi vớt ra rửa sạch lại với nước thường.
  • 1kg hà thủ ô đỏ nấu với 100gr đậu đen trong 2 lít nước. Đảo thường xuyên để đậu và cây thủ ô đỏ được chín đều. Nấu đến khi nước gần cạn.
  • Vớt củ ra khi thấy củ đã mềm, phơi 1 – 2 nắng.
  • Tiếp tục các bước trên đến khi đủ 9 lần.

Hà Thủ Ô Có Những Loại Nào?

  • Hà thủ ô đỏ: Rễ của cây hà thủ ô đỏ có hình dáng gần giống với củ khoai lang nhưng ở ngoài có màu nâu đỏ và có rất nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc và rất khó bẻ. Bột của cây thủ ô thường có vị đắng chát, màu nâu hồng và không có mùi được sử dụng làm dược liệu của nhiều căn bệnh..
  • Hà thủ ô trắng: Nam cây thủ ô là một loại dây leo, vỏ thân có màu nâu đỏ và nhiều lông mịn. Cây có vị đắng chát và mùi thơm nhẹ, đặc biệt là toàn thân có nhựa trắng như sữa và hà thủ ô trắng không có tác dụng bồi bổ cơ thể như cây thủ ô đỏ.
Hà Thủ Ô Có Những Loại Nào
Hà Thủ Ô Có Những Loại Nào?

Công Dụng Của Cây Hà Thủ Ô Là Gì?

1. Điều trị các bệnh về gan, thận, tim mạch

Các anthraquinonepolysacarit có trong cây thủ ô giúp cơ thể bảo vệ gan bằng cách giảm viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa chất béo và tăng tác dụng chống oxy hóa. Số đông người vẫn sử dụng trà hà thủ ô để giúp làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc.

2. Tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa

TSG emodin trong cây thủ ô làm giảm viêm và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đại tràng bằng cách tăng PPAR-gamma và giảm NF-kB. Cây thủ ô có khả năng tạo ra hệ thống miễn dịch tốt, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ cơ thể.

Công Dụng Của Cây Hà Thủ Ô Là Gì
Công Dụng Của Cây Hà Thủ Ô Là Gì?

3. Sử dụng trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe

Rễ và lá của hà thủ ô là thành phần có chứa nhiều dưỡng chất ngăn ngừa quá trình lão hóa làm cho làn da căng mịn và trẻ hóa da hiệu quả. Dùng cây thủ ô còn có thể giúp giải nhiệt, thanh độc và níu kéo tuổi xuân. 

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Cây Thủ Ô

1. Cách chọn giống và chăm sóc cây non

Chọn giống từ một nguồn đáng tin cậy và chú ý đến độ tuổi của cây. Hạt giống cây thủ ô có thể được mua từ các cửa hàng bánh trái cây hoặc trên mạng. Cây từ 20- 40 cm, lá đều đẹp, không sâu bệnh, thân mập không dập xước. 

Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây dễ dàng bén rễ có ngọn vươn lên. Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Đất cần được lựa chọn có độ thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và pH từ 6,0 đến 7,0.

2. Phương pháp tưới và bón phân cho cây

Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngày để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất. Sau trồng khoảng 15 tháng cần phải cắm cọc cho hà thủ ô leo lên và vươn ngọn rất nhanh. 

Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên. Cây thủ ô cần được tưới nước thường xuyên và giữ đất ẩm nhưng không quá ướt. Nó cũng cần được bón phân định kỳ và loại bỏ đi các cành và lá khô và dơ bẩn.

Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Cây Thủ Ô
Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Cây Thủ Ô

3. Cách thu hoạch và chế biến hà thủ ô

Cây nên được thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân, khi rễ được phát triển tốt nhất. Hà thủ ô có thể được sử dụng tươi hoặc khô làm thuốc hoặc gia vị. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, cây nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. 

Có thể dùng tươi, không chế biến hoặc nấu với đỗ đen. Thân cây cũng được sử dụng và lá có thể dùng làm rau ăn, dây lá cũng có thể làm thuốc. 

Cách Thu Hoạch Và Chế Biến Cây Thủ Ô
Cách Thu Hoạch Và Chế Biến Cây Thủ Ô

Chế biến hà thủ ô đúng cách

Hà thủ ô có tác dụng đen râu tóc, mạnh gân cốt, trị thần kinh suy nhược, kéo dài tuổi thọ.

Có nhiều cách làm đơn giản ít tốn công sức nhưng lại bổ dưỡng hơn.

Lựa chọn hà thủ ô: lựa chọn cây tươi to nạc, tròn, ít xơ khối lượng trên 0,5kg. Loại trừ các củ súng, mốc, củ dài sẽ nhiều xơ.

Sơ chế: Để loại bỏ đất bằng cách ngâm cây thủ ô trong nước 1 tiếng. Rồi làm sạch lớp đất cát và vỏ đen bên ngoài, cắt khúc hà thủ ô từ 3cm – 5cm.

Ngâm nước gạo: Ngâm hà thủ ô với nước vo gạo còn nếu làm nhiều có thể lấy bột gạo để pha. 100g bột gạo hòa với nước có thể để ngâm 10kg hà thủ ô. Sau 3 – 5 giờ đảo một lần, ngâm hà thủ ô với nước gạo khoảng 3 ngày, mỗi ngày thay nước hai lần. 

Nước đỗ đen: Ngâm đỗ đen với nước với tỷ lệ 1 đỗ đen 10 nước. Đun sôi từ 3 – 4 giờ, khi sử dụng đỗ đen xanh lòng thì giá trị bổ dưỡng càng cao. Lấy nước này dùng để ninh cây thủ ô.

Ninh hà thủ ô: Cho cây thủ ô vào các chõ xa đáy 3 – 5 cm vì quá trình ninh khá dài. Trong quá trình nếu hết nước phải bổ sung nước đỗ đen và đảm bảo cây thủ ôphải ngập nước đỗ đen, thời gian ninh liên tục trong 48 giờ. Cho đến khi bị nhừ theo vị ngậy và nếm không còn chát.

Lấy hà thủ ô ra ngoài để nguội rồi sau đó bóc bỏ phần lõi xơ ở bên trong. Thái cây thủ ô thành lát từ 1cm – 2cm, thái càng mỏng thì sấy sẽ càng nhanh khô.

Sấy tẩm: Sấy ở nhiệt độ khoảng 70 độ C. Sau đó ngâm cây thủ ô đã sấy vào nước ninh cây thủ ô. Lưu ý hàng ngày cần phải đun sôi nước ninh để tránh ôi thiu. Cuối cùng sấy kiệt cây thủ ô rồi đóng bịch cho thêm gói hút ẩm

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Thủ Ô?

1. Tác dụng phụ của việc sử dụng cây thủ ô

Gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy 

Hà thủ ô tươi (sống) chưa qua bào chế và còn nguyên củ (tức là chưa qua thái lát và phơi khô). Trong hà thủ ô sống có chứa thành phần Anthraglucosid là hoạt chất làm tăng sự co bóp đường ruột, tăng tiết chất nhầy tiêu hóa, làm lỏng phân gây ỉa chảy.

Tác hại của cây thủ ô gây rối loạn điện giải, tê bì chân tay

Công dụng nhuận tràng quá mức mà cây thuốc đã đem lại sẽ khiến khả năng hấp thu kali giảm mạnh dẫn đến rối loạn điện giải và làm các cơ trong cơ thể bị yếu thì người bệnh lại có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn, chân tay không thật.

Khi sử dụng nếu có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, vàng da thì nhiều khả năng đã bị nhiễm độc gan cần phải ngừng dùng ngay.  

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Thủ Ô
Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Thủ Ô?

2. Liều lượng và cách sử dụng cây thủ ô

Hà thủ ô đỏ sau khi đã sơ chế sạch sẽ và đem đi phơi khô. Sau đó hãy nghiền thành bột để pha trà. Khi uống nếu thấy vị chát có thể cho chút đường và sử dụng. 

Liều lượng là 30 – 50 gram cây thủ ô đỏ đã sơ chế sắc uống nước hàng ngày. Cách dùng cây thủ ô đỏ ở dạng sắc nước uống thì i sắc liên tục từ 2-4 giờ như vậy thì các tinh chất trong cây được phơi ra hết và đạt được hiệu quả tối đa.

Tốt nhất là sử dụng dưới dạng xay bột để pha uống trà, mỗi lần sử dụng 2 muỗng cà phê pha nước nước ấm một lượng vụ đủ và một ngày sử dụng 2 lần.

Trên đây là chúng tôi đã giới thiệu và chia sẻ đến các bạn về cây hà thủ ô và những công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây phát triển nhất. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể bỏ túi ngay cho bản thân một dược liệu vô cùng hiệu quả để giúp điều trị các loại bệnh hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *