Huyệt Bất Dung

Huyệt Bất Dung

Huyệt Bất Dung Là huyệt thứ 19 của Kinh Vị, được Y Học Cổ Truyền sử dụng để điều trị một số bệnh thần kinh liên sườn, đau dạ dày,…Nếu được tác động một cách chính xác.

HUYỆT BẤT DUNG

Vậy vị trí ở đâu? Cách châm cứu huyệt đạo như thế nào? Mời bạn đọc kham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền để hiểu rõ hơn.

Huyệt Bất Dung Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Dung ở đây chỉ sự không tiếp nhận. Huyệt có tác dụng trị bụng đầy trướng không thu nạp được cốc khí để tiêu hóa, vì vậy gọi là Bất Dung (Trung Y Cương Mục).

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

Huyệt thứ 19 của kinh Vị.

Xem thêm: Huyệt Kỳ Môn

Vị Trí Huyệt Đạo

vị trí huyệt bất dung

Từ rốn đo lên 6 thốn, ngang ra 2 thốn.

Giải phẫu

  • Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là gan.
  • Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.

Tác dụng

Kiện Tỳ, ích khí, hoà Vị.

Xem thêm: 

Huyệt Khuyết Bồn

Huyệt Quyền Liêu

Chủ trị

Trị thần kinh liên sườn đau, dạ dày đau.

Cách Châm Cứu

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Kỳ Môn (C 14) trị tim đau, hay ợ chua (Thiên Kim Phương).

2. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Thượng Quản (Nh 13) trị ra máu (Tư Sinh Kinh).

Xem thêm: Huyệt Kiến Lý

Ghi chú

Không châm sâu quá vì có thể vào gan gây xuất huyết bên trong.

Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ là tài liệu hữu ích để người bệnh kham khảo, và có cách ứng dụng chính xác huyệt Bất Dung để cải thiện tình hình bệnh lí.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *