Huyệt Chí Dương

huyệt chí dương

Huyệt Chí Dương là một trong những huyệt đạo trên cơ thể, theo Đông Y huyệt đạo này có công dụng cải thiện thấp hóa nhiệt, cách mô,.. Vậy huyệt Chí Dương là gì?

HUYỆT CHÍ DƯƠNG

Để hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Chí Dương Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là Huyệt ở dưới đốt sống lưng 7, ngang với huyệt Cách Du, bên trong tương ứng với hoành cách mô. Từ hoành cách mô trở lên là dương trong dương. Đốc mạch thuộc dương, tự đi lên đi xuống, đến huyệt này thì đạt được dương trong dương, vì vậy gọi là Chí Dương (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Phế Để.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 9 của mạch Đốc.
  • 1 trong 4 huyệt hội của khí Âm và Dương (Quan Nguyên (Nh 4), Thiên Đột (Nh 22), Trung Quản (Nh 12) và Chí Dương (Đc 9) (Tố Vấn 21).

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

vị trí huyệt chí dương

Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 7 hoặc tại điểm gặp nhau của đường nối 2 đầu mỏm xương bả vai và đường dọc giữa chính cột sống.

Giải phẫu

  • Dưới da là gân cơ thang, cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang – gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.

Xem thêm

Huyệt Chí Dương Có Tác Dụng Gì?

Lý khí cơ, hóa thấp nhiệt, làm thư giãn vùng ngực, cách mô.

Chủ trị

Trị lưng đau, vàng da, bụng sôi, không muốn ăn, ho suyễn, ngực đau, túi mật viêm, gan viêm, màng ngực viêm.

Cách Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 7 – 8, sâu 0,3 – 0,8 thốn. Cứu 10 – 15 phút.

Phối hợp huyệt chí dương với các huyệt vị khác điều trị bệnh

1. Phối Bách Lao + Công Tôn (Ty 3) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị hoàng đản mà tay chân đều sưng, mồ hôi ra vàng cả áo (Châm cứu Đại Thành).

2. Phối Công Tôn (Ty 3) + Đởm Du (Bq 19) + Thần Môn (Tm.7) + Tiểu Trường Du (Bq 27) + Ủy Trung (Bq 40) + Uyển Cốt (Ttr 4) trị tửu đản, cả người và mắt đều vàng, tâm thống, mặt đỏ, tiểu không thông (Châm cứu Tập Thành).

3. Phối Công Tôn (Ty 3) + Tỳ Du (Bq 20) + Vị Du (Bq 21) trị hoàng đản (Thần Cứu Kinh Luân).

4. Phối Cao Hoang (Bq 43) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Liệt Khuyết (P 7) + Linh Đài (Đc 10) + Phế Du (Bq 13) + Thiên Đột (Nh 22) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị ho do hàn (Thần Cứu Kinh Luân).

5. Phối Nội Quan (Tb 6) + Tâm Du (Bq 15) trị nhịp tim không đều (Châm cứu Học Giản Biên).

6. Phối Can Du (Bq 18) + Dương Lăng Tuyền (Đ 34) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tỳ Du (Bq 20) trị gan viêm do truyền nhiễm (Châm cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Nội Quan (Tb 6) trị nhịp tim không đều (Châm cứu Học Thượng Hải).

8. Phối Chí Dương (Đc 10) xuyên Đởm Du (Bq 19) trị giun chui ống mật (Châm cứu Học Thượng Hải).

9. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ 36) trị da sần sùi [ngưu bì tiễn] (Châm cứu Học Thượng Hải).

10. Phối Đởm Du (Bq 19) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tỳ Du (Bq 20) trị tử cung sa (Tứ Bản Giáo Tài Châm cứu Học).

11. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Hậu Khê (Ttr 3) trị sốt rét (Thực Dụng Châm cứu Học).

Xem thêm

Tham Khảo

“Chí Dương cũng trị bệnh hoàng đản, trước bổ sau tả, hiệu quả rõ ràng” (Ngọc Long Ca).

“Sốt rét lâu ngày, cơn lúc phát lúc khỏi: châm Chí Dương cho ra máu…” (Thực Dụng Châm cứu Học).

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẽ bên trên, mọi người đã hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, từ đó có những cách châm cứu chính xác để cải thiện tình hình bệnh lí.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *