Huyệt Cự Khuyết là huyệt thứ 14 của mạch Nhâm, theo Y Học Cổ Truyền khi tác động vào huyệt này sẽ cải thiện một số bệnh lí như điều khí, định thần,.. Vậy bạn đã biết gì về huyệt đạo này chưa?
HUYỆT CỰ KHUYẾT
Huyệt Cự Khuyết là gì? Có vị trí ở đâu? Cách châm cứu như thế nào? Hãy kham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền để có thể hiểu rõ hơn về huyệt đạo này!
Tổng Quan Về Huyệt Cự khuyết
Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt cự khuyết ở chỗ lõm (khuyết) rất sâu (cự) của chấn thủy, vì vậy gọi là Cự Khuyết.
Tên gọi khác
Cự Quyết.
Xuất xứ
Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10).
Đặc tính
- Huyệt thứ 14 của mạch Nhâm.
- Huyệt Mộ của Tâm.
- Là nơi khí của Tâm hợp với mạch Nhâm.
- Là huyệt quan trọng đối với những người bị ngất, phụ nữ có thai mà thai nằm lệch vị trí, thai dồn lên cao làm ép tim…
Huyệt Đạo Có Vị Trí Ở Đâu?
Rốn thẳng lên 6 thốn, dưới huyệt Cưu Vĩ 1 thốn.
Giải phẫu
- Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, sau thành bụng là thùy gan trái.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Xem thêm
Huyệt Cự Khuyết Có Tác Dụng Gì?
Hóa thấp trệ ở trung tiêu, thanh tâm, định thần, điều khí, lý khí, thông ở bên trong, hòa Vị, lợi cách.
Chủ trị
Trị bụng đau, nấc, nôn mửa, ợ chua, giữa ngực đau, điên cuồng, tim đập, kinh giật, hay quên.
Cách Châm Cứu Chính Xác Huyệt Đạo
Châm thẳng, sâu 0,5 – 2 thốn. Cứu 5 – 45 phút.
Phối hợp huyệt với các huyệt đạo khác
1. Phối Trúc Tân (Th 9) trị nói sảng (Thiên Kim Phương).
2. Phối Tâm Du (Bq 15) trị bồn chồn trong ngực (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Thượng Quản (Nh 13) trị bụng trên sình trướng (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Gian Sử (Tb 5)) trị phiền muộn (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Đàn Trung (Nh 17) trị nôn mửa (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Tâm Du (Bq 15) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị hồi hộp (Châm cứu Đại Thành).
7. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thương Khâu (Ty 5) trị nôn mửa, muốn nôn (Châm cứu Đại Thành).
8. Phối Nội Quan (Tb 6) + Tâm Du (Bq 15) trị tim đau, hồi hộp (Châm cứu Học Giản Biên).
9. Phối Tam Âm Giao (Ty 6) +Thần Môn (Tm.7) trị ngực khô ráo (Trung Quốc Châm cứu Học Khái Yếu).
10. Phối Âm Đô (Th 19) + Đại Cự (Ty 27) + Trung Quản (Nh 12) trị tim hồi hộp (Châm cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Khích Môn (Tb 5) + Tâm Du (Bq 15) + Thông Lý (Tm.5) trị tim đau thắt (Châm cứu Học Thượng Hải).
12. Phối Phong Trì (Đ 20) thấu Phong Trì + Nội Quan (Tb 6) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị tâm thần phân liệt (Châm cứu Học Thượng Hải).
13. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Nhân Trung (Đc 26) + Nội Quan (Tb 6) + Yêu Kỳ trị động kinh (Châm cứu Học Thượng Hải).
14. Phối Khích Môn (Tb 4) + Tâm Du (Bq 15) + Thông Lý (Tm.5) trị vùng tim đau thắt (Châm cứu Học Việt Nam).
Xem thêm
Tham khảo thêm về huyệt Cự Khuyết
“Phong cuồng: cứu Cự Khuyết 20-30 tráng, Tâm Du 2 bên, mỗi bên 5 tráng” (Biển Thước Tâm Thư).
“Dùng X.quang để quan sát khi châm các huyệt Cự Khuyết (Nh 14), Đàn Trung (Nh 17), Thiên Đột (Nh 22), Hợp cốc (Đtr 4) thấy thực quản nở to và nhu động thực quản tăng mạnh” (Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc).
Chú ý
Châm sâu dễ vào gan gây chảy máu bên trong.
Hy vọng những thông trên của chúng tôi đã làm bạn hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, từ đó có những cách tác động chính xác để có thể cải thiện tình hình bệnh lí.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: