Huyệt Dịch Môn Có Vị Trí Và Công Dụng Như Thế Nào?

Huyệt Dịch Môn Có Vị Trí Và Công Dụng Như Thế Nào?

Huyệt Dịch Môn là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như Trị liệt mặt, thần kinh mặt co rút, đầu đau,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Dịch Môn ở đâu?

HUYỆT DỊCH MÔN

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Dịch Môn Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Dịch Môn đó là Châm huyệt này có tác dụng tăng tân dịch, vì vậy gọi là Dịch Môn (Trung Y Cương Mục).

Xuất xứ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 2 của kinh Tam Tiêu.
  • Huyệt Vinh, thuộc hành Thủy.

Vị Trí Huyệt Dịch Môn Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Dịch Môn Ở Đâu?

Giữa xương bàn ngón tay thứ 4 và 5, nơi chỗ lõm ở kẽ ngón tay, ngang phần tiếp nối của thân với đầu trên xương đốt ngón tay.

Giải phẫu

  • Dưới da là chỗ bám của cơ gian cốt mu tay, bờ trong đầu trên đốt 1 xương ngón tay thứ 2.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.

Tác Dụng Huyệt Đạo

Thanh nhiệt, thông nhĩ khiếu.

Chủ trị

Trị bàn tay và ngón tay sưng đau, họng viêm, đầu đau, tai ù, điếc, sốt rét.

Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.

Phối hợp huyệt Dịch Môn với các huyệt đạo khác có công dụng chữa bệnh như:

1. Phối Phong Trì (Đ 20) + Quan Xung (Ttu 1) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr 1) trị nhiệt bệnh không ra mồ hôi (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Khiếu Âm (Đ 11) + Thiếu Trạch (Ttr 1) trị họng đau (Thiên Kim Phương).

3. Phối Hãm Cốc (Vi 43) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Thiên Trì (Tb.1) trị sốt rét (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Tiền Cốc (Ttr 2) trị cánh tay không giơ lên được (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Ngư Tế (P.10) trị họng đau (Châm cứu Tụ Anh).

6. Phối Trung Chử (Ttu 3) trị ngón tay áp út sưng (Thần Cứu Kinh Luân).

7. Phối Túc Tam Lý (Vi 36) trị tai điếc đột ngột (Thần Cứu Kinh Luân).

8. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Giải Khê (Vi 31) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ (Thần Cứu Kinh Luân).

Tham khảo

“Trị phụ nữ không có sữa: trước tiên châm bên ngoài móng ngón tay út (Thiếu Trạch), sâu 0,1 thốn, Dịch Môn cả 2 tay, sâu 0,3 thốn, Thiên Tỉnh, 2 tay, sâu 0,6 thốn” (Thiên Kim Dực Phương).

Kết luận

Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *