Huyệt Dương Bạch nằm trong hệ thống đường kinh Đởm ở vị trí số 14, hội với kinh Dương Minh và Dương Duy Mạch. Theo Y Học Cổ Truyền huyệt dương bạch có công dụng làm mắt sáng, trị liệt mặt,.. Vậy huyệt Dương Bạch là gì?
HUYỆT DƯƠNG BẠCH
Để hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Dương Bạch Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi đó là: Phần trên = Dương; Bạch = sáng. Huyệt có tác dụng làm cho sáng mắt, lại ở phần dương, vì vậy gọi là Dương Bạch (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
- Huyệt thứ 14 của kinh Đởm.
- Huyệt hội với kinh Dương Minh và Dương Duy Mạch.
Vị Trí Huyệt Vị Ở Đâu?
Trước trán, trên đường thẳng qua chính giữa mắt và phía trên lông mày cách 1 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là cơ trán, xương trán.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.
- Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Xem thêm
Huyệt Dương Bạch Có Tác Dụng Gì?
Khu phong, tiết hỏa, tuyên khí, minh mục.
Chủ trị
- Các bệnh lý về mắt như: Loạn thị, quáng gà, cận thị, suy giảm hay mất thị lực, sụp mí mắt, lẹo, viêm, đau thần kinh vùng mắt.
- Đau dây thần kinh sọ não số V do những tổn thưởng của nhánh dây thần kinh.
- Bệnh liệt mặt ngoại biên.
- Hiện tượng đau nhức vùng đầu và trán do các nguyên nhân khác nhau.
- Hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp trên như: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…
Cách Châm Cứu Huyệt Đạo Chính Xác
Sau khi xác định huyệt dương bạch, thực hiện luồn kim dưới da, mũi kim hướng thẳng xuống dưới. Châm 0,3 đến 0,5 thốn. Châm cứu xuyên thấu Ngư Yên, Ty Trúc Không hoặc Toàn Trúc. Cứu 1 đến 3 tráng và thời gian thực hiện từ 3 đến 5 phút.
Lưu ý: Đây là phương pháp đòi hỏi người thực hiện phải là bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có kinh nghiệm, tay nghề cao và thực hiện ở tại cơ sở y tế. Không nên tự thực hiện hay nhờ người khác không có chuyên môn thực hiện tại nhà.
Ngoài ra, khi phối hợp huyệt dương bạch với các huyệt đạo khác có công dụng như:
1. Phối Giải Khê (Vi 42) + Hợp Cốc (Đtr 4) trị đầu đau như búa bổ (Ngọc Long Ca).
2. Phối Địa Thương (Vi 4) + Khiên Chính + Tứ Bạch (Vi 2) trị liệt mặt (Châm cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Phục Lưu (Th.7) + Toàn Trúc (Bq.2) trị mắt nhìn ảnh đôi (song thị) (Châm cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Khiếu Âm (Đ 11) + Não Hộ (Đc.17) + Ngọc Chẩm (Bq.9) trị nhãn cầu đau nhức (Châm cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Đầu Duy (Vi 8) + Phong Trì (Đ 20) + Thái Dương trị mi mắt sụp xuống (Châm cứu Học Thượng Hải).
Xem thêm
Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi, mọi người đã hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, từ đó có những cách tác động hiệu quả để cải thiện tình hình bệnh lí cơ thể.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: