Huyệt Dương Khê là huyệt thứ 5 của kinh Đại Trường, theo Y Học Cổ Truyền thường tác động vào huyệt để điều trị một số bệnh như đau, viêm cơ tay, đau mắt, ù tai,… Vậy bạn đã biết gì về huyệt đạo này chưa?
HUYỆT DƯƠNG kHÊ
Hãy cùng Y Cổ Truyền tìm hiểu về vị trí, công dụng và cách bấm huyệt Dương Khê dưới bài viết sau đây nhé!
Huyệt Dương Khê Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt ở chỗ lõm (giống khe suối = khê) tại cổ tay, ở mu bàn tay (mu = mặt ngoài = Dương), vì vậy gọi là Dương Khê.
Tên gọi khác
Trung Khôi.
Xuất xứ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
Đặc tính
- Huyệt thứ 5 của kinh Đại Trường.
- Huyệt Kinh, thuộc hành Hỏa.
- Huyệt dùng để châm trong bệnh cơ, xương, da.
Xem thêm: Huyệt Thái Khê
Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?
Nghiêng bàn tay, đưa ngón tay thẳng về mu bàn tay để hiện rõ hố lào giữa gân cơ duỗi và dạng ngón cái, huyệt ở sát đầu mỏm trâm xương quay.
Giải phẫu
- Dưới da là đầu mỏm châm – xương quay, bờ trên xương thuyền, ngoài có gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngón tay cái, trong có gân cơ duỗi dài ngón tay cái, gân cơ quay 1.
- Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.
Xem thêm: Huyệt Côn Lôn
Tác Dụng Của Huyệt Đạo
Khu phong, tiết hỏa, sơ tán nhiệt ở kinh Dương Minh.
Chủ trị
Trị cườm tay, bàn tay đau, bàn tay viêm, đầu đau, răng đau, mắt đau, tai ù, điếc, trẻ nhỏ tiêu hóa kém, sốt.
Cách Châm Cứu Huyệt Đạo
Châm thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: Huyệt Hợp Cốc
Phối hợp huyệt
1. Phối Dương Cốc (Ttr 5) trị mắt sưng đỏ (Thiên Kim Phương).
2. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Giáp Xa (Vi 6) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Nhị Gian (Đtr 2) + Thiếu Thương (P.11) + Tiền Cốc (Ttr 2) + Xích Trạch (P.5) trị họng đau (Châm cứu Đại Thành).
3. Phối Gian Sử (Tb.5) + Toàn Trúc (Bq.2) + Xích Trạch (P.5) trị điên cuồng do tà nhập tâm (Châm cứu Đại Thành).
4. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Hạ Liêm (Đtr 8) + Thái Uyên (P.9) trị điên, nói cuồng (Châm cứu Đại Thành).
5. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Liệt Khuyết (P.7) + Thuỷ Câu (Đc.26) trị điên, hay cười (Châm cứu Đại Thành).
6. Phối Bá Hội (Đ 20) + Dịch Môn (Ttu 2) + Dương Cốc (Ttr 5) + Hậu Khê (Ttr 3) + Lạc Khước (Bq.8) + Nhĩ Môn (Ttu 21) + Thận Du (Bq.23) + Thính Cung (Ttr 19) + Thính Hội (Đ 2) + Thương Dương (Đtr 1) + Uyển Cốt (Ttr 4) trị tai ù, điếc (Châm cứu Đại Thành).
7. Phối Kiên Ngung (Đtr 15) trị sốt (Bách Chứng Phú).
8. Phối Liệt Khuyết (P.7) trị bệnh ở cổ tay (Châm cứu Học Thượng Hải).
Xem thêm:
Tham Khảo
“Răng đau, lưng đau, họng đau, châm huyệt Nhị Gian (Đtr 2) và Dương Khê thì khỏi bệnh’ (Tịch Hoằng Phú).
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp bên trên, mọi người đã hiểu rõ hơn về huyệt Dương Khê, từ đó có những cách tác động chính xác để cải thiện tình hình bệnh lí tốt hơn.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: