Trên cơ thể mỗi chúng ta, từng bộ phận đều có huyệt đạo. Mỗi huyệt đạo lại có những công dụng và chức năng riêng. Nếu như biết vị trí và công dụng của từng huyệt đạo sẽ giúp hỗ trợ được nhiều bệnh. Huyệt Hạ Quan là một huyệt vị vô cùng quan trọng, vị trí dễ nhận biết và công dụng trị được những bệnh lý như viêm tai giữa, viêm khớp thái dương hàm, đau răng…
HUYỆT HẠ QUAN
Để hiểu rõ hơn về vị trí, tác dụng của huyệt Hạ Quan, hãy dành vài phút đọc bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền.
Huyệt Hạ Quan Là Gì?
Huyệt Hạ Quan là huyệt thứ 7 của kinh vị. Ý nghĩa của từ Quan là cơ quan, mà huyệt đạo này nằm ở phía dưới xương gò má, tương ứng với Thượng Quan nên được gọi là Hạ Quan.
Vị Trí Và Cách Xác Định Huyệt Hạ Quan
Vị trí
Huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mỏm tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới. Huyệt Hạ Quan nằm ngay phía dưới của huyệt Thượng Quan (hay còn gọi là huyệt Khách Chủ Nhân) và ở dưới động mạch.
Cách xác định
Cách xác định chính xác huyệt khá đơn giản. Theo đó bạn ngậm miệng lại thật chặt, phần lõm xuống bên dưới xương gò má, ở trước lỗ tai chính là huyệt Hạ Quan. Khi ấn vào huyệt này hàm răng trên và dưới sẽ đều thấy đau.
Xem thêm: Huyệt Ủy Trung
Giải phẫu
- Dưới da là tuyến mang tai, chỗ bám của bờ sau cơ nhai, ở sâu có cơ chân bướm ngoài.
- Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh sọ não số V.
- Da vùng huyệt chi phối bởi thần kinh sọ não số V.
Xem thêm: huyệt Kinh Cốt
Công Dụng Trị Bệnh Của Huyệt Đạo
Khi xác định được chính xác vị trí huyệt đạo này, bạn bấm đúng vào huyệt sẽ giúp sơ phong , hoạt lạc, hay còn trị được những bệnh lý như sau:
-
- Đau răng: Tình trạng đau nhức răng gây ra nhiều cảm giác khó chịu, làm giảm sút tâm trạng, ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Biện pháp bấm huyệt Hạ Quan chữa đau răng sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau răng chỉ trong thời gian ngắn.
- Viêm khớp thái dương hàm: Đây là một bệnh lý về rối loạn thái dương hàm. Bệnh này sẽ dẫn đến những cơn đau nhức theo chu kỳ, co thắt và mất cân bằng giữa những khớp ối xương sọ và xương hàm. Áp dụng vật lý trị liệu bằng cách bấm huyệt Hạ Quan sẽ giúp xoa dịu những cơn đau nhức nhanh chóng và giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Viêm tai giữa: Là bệnh lý được hình thành do ống tai giữa bị viêm nhiễ. Tình trạng viêm nhiễm này gây ra đau nhói, ù tai, giảm khả năng nge và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bấm huyệt Hạ Quan là biện pháp trị bệnh tốt nhất. Biện pháp bấm huyệt sử dụng lực từ những ngón tay, day ấn huyệt vị Hạ Quan làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức của bệnh viêm tai giữa.
- Liệt mặt: Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa số bệnh nhân bị nhiễm trùng, sang chấn, do phẫu thuật… Gây nên tình trạng bệnh khởi phát đột ngột, sau khi ngủ dậy bị liệt nửa mặt. Bệnh có thể trị khỏi nhờ phương pháp xoa bóp bấm huyệt Hạ Quan, sẽ tác động đến những cơ, nhóm cơ vùng mặt, góp phần cải thiện và phục hồi cơ mặt nhanh chóng.
- Đau thần kinh tam thoa: Đây là dây thần kinh đi từ não xuất phát từ cột sống cổ, đi ra phía trước mặt ở vùng mặt và má, những cơn đau nhức thường xuất hiện đột ngột, bất ngờ và xảy ra bất cứ khi nào. Khi mắc phải bệnh này chỉ cần chạm nhẹ vào vùng má, bệnh nhân đã giật mình và đau nhói vùng mặt, mắt, miệng, trán và cằm. Đau dây thần kinh tam thoa có thể sử dụng nhiều biện pháp điều trị như tây y, đông y, châm cứu, thuốc nam, vậy lý trị liệu. Nhưng phương pháp bấm huyệt Hạ Quan được nhiều người áp dụng nhất bởi sự tiện lợi tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà, kinh tế tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Xem thêm:
Như vậy, có thể thấy huyệt Hạ Quan nằm ở vị trí vô cùng quan trọng, kể cả những người không có chuyên môn về y học cổ truyền cũng dễ dàng nhận biết. Bạn hãy áp dụng biện pháp bấm huyệt Hạ Quan để trị liệu bệnh lý và thật đơn giản để thực hiện ngay tại nhà. Chúc bạn thực hiện thành công!
Sưu tầm và tổng hợp
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: