Huyệt Hồn Môn Là Gì? Vị Trí Và Tác Dụng

Huyệt Hồn Môn

HUYỆT HỒN MÔN

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Hồn Môn đó là: Huyệt ở vị trí ngang với Can (Can Du), theo Đông Y, Can tàng Hồn, huyệt này được coi là nơi (cửa = môn) để hồn ra vào, vì vậy gọi là Hồn Môn.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

Huyệt thứ 47 của kinh Bàng Quang.

Vị trí huyệt hồn môn

Dưới gai sống lưng 9, đo ngang ra 3 thốn, cách Can Du 1,5 thốn.

Giải phẫu

  • Dưới da là cơ lưng to, cơ chậu – sườn – ngực, cơ gian sườn 9 rồi vào phổi.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay và nhánh của dây thần kinh gian sườn 9. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9 hoặc D8 .

Tác dụng huyệt

Sơ Can, lý khí, kiện Tỳ, hoà Vị, thông điều phủ khí.

Chủ trị

Trị các bệnh về gan mật, dạ dày đau, tiêu hóa kém, cơ tim và màng ngực viêm.

Châm cứu: Châm xiên 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 15 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Dương Quan (Đ 33) trị nôn mửa không ngừng, nước dãi nhiều (Thiên Kim Phương).

2. Phối Vị Du (Bq 19) trị ăn không tiêu do Vị hàn (Bách Chứng Phú).

3. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq 15) trị ngực, lưng và tim đau (Châm Cứu Học Giản Biên).

4. Lý (Đtr 10) + Toàn Trúc (Bq 2) trị quáng gà (Trung Quốc Châm Cứu Học).
Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

Ghi chú

Phối Dương Cương (Bq 48) + Hoàn Cốt (Đ 12) + Quang Minh (Đ 38) + Thủ Tam

Kết Bài

Hy vọng qua bài trên của Y cổ truyền sẽ giúp ích được cho mọi người hiểu biết thêm về huyệt đạo này cũng như ý nghĩa tên gọi, vị trí,.. Nếu thấy hay hoặc có thêm thông tin hữu ích đừng ngần ngại comment ý kiến của bạn ngay bên dưới nhé!

 Chúc một ngày tốt lành!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *