Huyệt Huyền Khu – Vị trí Và Tác Dụng Huyệt Huyền Khu

Huyệt Huyền Khu

Huyệt Huyền Khu là huyệt thứ 5 của mạch Đốc, có xuất xứ từ sách châm cứu Giáp Ất Kinh. Khi tác động vào huyệt đạo này có thể điều trị các bệnh đau thắt vùng lưng, ăn không tiêu, tiêu chảy,…Việc vận dụng huyệt đạo này vào điều trị một số bệnh là phương pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân biết đến và sử dụng.

HUYỆT HUYỀN KHU

Để có thể hiểu rõ hơn về vị trí cũng như tác dụng huyệt Huyền Khu trên cơ thể, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền.

Huyệt Huyền Khu Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi Huyệt đạo: Huyền chỉ nơi treo lơ lửng. Huyệt ở ngang với huyệt Tam Tiêu Du, là nơi vận hóa khí cơ của Tam Tiêu, vì vậy gọi là Huyền Khu (Trung Y Cương Mục).

Tên khác:

Huyền Trụ, Huyền Xu.

Xuất xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính:

Huyệt thứ 5 của mạch Đốc.

Vị Trí Huyệt Huyền Trụ

Ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 1.

Giải phẫu

Dưới da là cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé sau – dưới, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.

Tác Dụng Huyệt Huyền Trụ

Kiện Tỳ, hoà Vị, cường kiện yêu tất (làm mạnh lưng, gối).

Chủ trị:

Huyệt Huyền Trụ chuyên điều trị vùng thắt lưng đau cứng, lưng đau, ăn không tiêu, tiêu chảy.

Cách Châm Cứu Huyệt Huyền Khu

Châm kim chếch lên trên, luồn kim dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống thắt lưng 1 – 2, sâu 0,3 – 1 thốn. Cứu 10 – 40 phút.

Phối hợp huyệt:

  1. Phối Dũng Tuyền (Th 1) + Đại Chùy (Đc 14) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11)+ Túc Tam Lý (Vi 36) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Thành).
  2. Phối Hành Gian (C 2) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Phong Môn (Bq 12) trị sau khi thương hàn mà còn dư nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
  3. Phối Bá Lao + Dũng Tuyền (Th 1) + Khúc Trì (Đtr 11) trị phát cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
  4. Phối Hoa Đà + Hoàn Khiêu (Đ 30) trị chân đi lại khó khăn (Tiêu U Phú).
  5. Phối Bá Hội (Đc 20) + Hoàn Khiêu (Đ 30) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11) + Kiên Ngung (Đtr 15) + Phong Trì (Đ 20) + Túc Tam Lý (Vi 36): ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
  6. Phối Bá Hội (Đc 20) + Kiên Ngung (Đtr 15) + Phát Tế + Túc Tam Lý (Vi 36) trị chân tay đau nhức, ngừa trúng phong [bệnh bên trái cứu bên phải và ngược lại] (Vệ Sinh Bảo Giám).

Qua những thông tin trên của Y Cổ Truyền, bạn học đã hiểu rõ hơn về vị trí cũng như công dụng của huyệt đạo Huyền Khu. Từ đó có những cách điều trị hợp lí để cải thiện tình hình sức khỏe.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *