Trong Đông Y, công dụng và cách châm cứu huyệt Khúc Tân thường được sử dụng để điều Trị đầu đau, cổ gáy cứng, co cứng hàm nhai, có hiệu quả rõ rệt đối với cơ thể người bệnh.
HUYỆT KHÚC TÂN
Bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền sẽ chỉ rõ hơn về vị trí của huyêt đạo này.
Huyệt Khúc Tân Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi của huyệt đó là: Theo đường kinh quay hướng lên phía huyệt Suất Cốc (vùng này giải phẫu xưa gọi là tân), làm thành một đường cong (khúc), vì vậy gọi là Khúc Tân (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Khúc Mấn, Khúc Phát.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
- Huyệt thứ 7 của kinh Đởm.
- Huyệt hội với kinh Thủ Thái Dương và Túc Thái Dương.
Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?
Tại giao điểm của đường nằm ngang bờ trên tai ngoài và đường thẳng trước tai ngoài, trên chân tóc, sát động mạch thái dương nông.
Xem thêm tại đây:
Giải phẫu
- Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
- Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng Huyệt Đạo Trị Bệnh
Thanh nhiệt, tiêu thũng, tức phong, chỉ thống.
Chủ trị
Trị đầu đau, cổ gáy cứng, co cứng hàm nhai, đau sưng vùng má và hàm trên.
Châm Cứu Huyệt Đạo
Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.
Xem thêm tại đây:
Kết luận
Qua những thông tin trên của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về công dụng của huyệt đạo này, từ đó có cách áp dụng chính xác để cải thiện tình hình bệnh lí.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: