Huyệt Khuyết Bồn là một trong những huyệt đạo quan trọng theo chỉ định trên cơ thể và sức khỏe. Trong Y Học Cổ Truyền, huyệt đạo này thường dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, hen suyễn tim mạch,…
Huyệt Khuyết Bồn
Để hiểu rõ hơn về vị trí cũng như công dụng của huyệt Khuyết Bồn, mời bạn đọc kham khảo bài viết dưới đây của YCoTruyen.
Huyệt Khuyết Bồn Là Gì?
Tên Huyệt:
Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt ở chỗ lõm (khuyết) ở xương đòn, có hình dạng giống cái chậu (bồn), vì vậy gọi là Khuyết Bồn.
Tên gọi khác:
Thiên Cái, Xích Cái.
Xuất xứ:
Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (Tố Vấn 59).
Đặc tính:
- Huyệt thứ 12 của kinh Vị.
- Nơi các kinh Cân Dương giao hội để đi qua cổ, lên đầu.
Vị Trí Huyệt Thiên Cái
Ở chỗ lõm sát bờ trên xương đòn, ngay đầu ngực thẳng lên, dưới huyệt là hố trên đòn.
Xem thêm: Huyệt Hàm Yến
Giải phẫu
Dưới da là hố trên đòn, có các cơ bậc thang và cơ vai – móng. Thần kinh vận động cơ là các nhánh trước của dây thần kinh cổ số 3, 4, 5 và nhánh của dây thần kinh sọ não số XII.
Tác Dụng Huyệt Thiên Cái
Tuyên giáng Phế khí, điều lý khí huyết.
Chủ trị
Theo chỉ định điều trị bệnh thần kinh liên sườn đau, họng đau, suyễn, tim mạch, xương khớp hệ bàng quang.
Cách Châm Cứu Bấm Huyệt Khuyết Bồn
Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ngoài ra, khi phối hợp bấm huyệt khuyết bồn với các huyệt đạo khác có công dụng chữa trị bệnh như:
1. Phối Bối Du [Phong Môn – Bq 12] + Đại Trữ (Bq 11) + Ưng Du [Trung Phủ – P.1] để tả nhiệt ở ngực (Thủy Nhiệt Huyệt Luận – Tố Vấn 61)
2. Phối Vân Môn (P 2) trị vai đau không đưa lên được (Giáp Ất Kinh).
3. Phối Chiên Trung (Nh 17) + Cự Khuyết (Nh 14) chữa bệnh ho (Thiên Kim Phương).
4. Phối Cự Khuyết (Nh 14) + Cưu Vĩ (Nh 15) + Tâm Du (Bq 15) trị ho đờm có máu (Thiên Kim Phương).
5. Phối Liệt Khuyết (P 7) + Ngư Tế (P 10) + Thiếu Trạch (Ttr 1) trị ho (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Đản Trung (Nh 17) + Nhũ Căn (Vi 18) + Phế Du (Bq 13) + Phong Môn (Đ 20) + Túc Tam Lý (Vi 36) chữa bệnh ho lâu ngày (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Đại Trữ (Bq 11) + Phong Phủ (Đc 16) + Trung Phủ (P 1) để tả nhiệt ở trong ngực (Loại Kinh Đồ Dực).
8. Phối Du Phủ (Th 27) + Đản Trung (Nh 17) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Liệt Khuyết (P 7) + Phù Đột (Đtr 18) + Thập Tuyên + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Song (Ttr 16) + Trung Phủ (P 1) trị ngũ anh [bướu cổ] (Châm Cứu Đại Toàn).
9. Phối Thiếu Hải (Tm 3) + Thực Đậu (Ty 17) + Thương Dương (Đtr 1) trị màng ngực có nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Ghi chú:
Tránh mạch máu, châm sâu quá làm người bệnh thở dồn (Giáp Ất Kinh). Có thai không châm (Loại Kinh Đồ Dực).
Kết luận
Hy vọng với những thông địa chỉ trên mà chúng tôi tổng hợp, bạn học đã hiểu hơn về công dụng chữa bệnh của huyệt đạo Khuyết Bồn này, từ đó có những cách tác động chính xác để cải thiện tình hình trị bệnh lí về sức khỏe tốt nhất. Nếu có thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ địa chỉ trung tâm y học để được hỗ trợ chất lượng nhất.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: