Huyệt Liệt Khuyết: Vị Trí Và Tác Dụng Và Cách Bấm Huyệt

huyệt liệt khuyết là gì?

Huyệt Liệt Khuyết thuộc hệ thống 108 huyệt đạo trên cơ thể người, được ứng dụng phổ biến rộng rãi trong y học cổ truyền xưa và nay cũng như y học hiện đại ngày nay để điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe được đánh giá cao.

HUYỆT LIỆT KHUYẾT

Hãy cùng Y Cổ Truyền tìm hiểu chi tiết về vị trí, công dụng chữa bệnh và cách châm cứu của huyệt liệt khuyết thú vị này trong bài viết sau đây.

Khái Niệm Huyệt Liệt Khuyết

Tên Huyệt

Huyệt Liệt Khuyết là huyệt vị thứ 7 của Kinh phế. “Liệt” có nghĩa là trạng thái bị phân kỳ hay là tách ra“Khuyết” là chỗ bị thiếu đi, mất đi, nơi có chỗ lõm hay khe trống.

Huyệt nằm ở vị trí cổ tay, nơi mỏm xương quay hình tâm, nơi có chỗ lõm được xem là lỗ hổng khuyết ở tay, nơi của Thái Âm Thủ kinh phế, từ vị trí đó có một nhánh tách ra nới với Thủ Kinh Đại Trường Dương Minh, vì thế mà có tên là Liệt Khuyết.

Hay theo “ Trung Y Cương Mục” : Liệt nghĩa là tách ra, Khuyết nghĩa là chỗ lõm. Huyệt nằm ở ngay trên cổ tay, nơi có chỗ hõm. Huyệt là huyệt Lạc của Phế Kinh, từ vị trí này có 1 nhánh tách ra nối với Kinh Đại Trường , do vậy mà có tên là Liệt Khuyết.

Tên gọi khác: Đồng Huyền, Lao Uyển.

Đặc tính

  • Là huyệt vị thứ 7 của Kinh Phế
  • Là huyệt Lạc, nơi xuất phát của Lạc ngang, Lạc dọc
  • Là huyệt vị hội giao với  Mạch Nhâm
  • Là một trong “Lục Tổng Huyệt” Chuyên trị đau vùng lưng, gáy (theo Càn Khôn Ý Sinh)

Xem thêm: Huyệt Khuyết Bồn

Cách Xác Định Huyệt Đạo

vị trí huyệt liệt khuyết
Hình ảnh Huyệt Liệt Khuyết

Huyệt nằm ở vị trí câc cạnh cổ tay đi lên 1,5 thốn, đưa hai bàn tay lên để khe ngón tay trỏ và khe ngón cái đan chéo vào nhau, đầu ngón tay trỏ đặt lên đầu xương cạnh của cổ tay kia, vị trí đầu ngón trỏ chính là huyệt.

Hay xác định bằng cách dưới đầu mỏm xương quay nối với xương thân, cách lằn ngang của chỉ cổ tay 1,5 tấc.

Giải phẫu

  1. Bên dưới da là bờ trong, phía trước của gân ngửa cơ dài, cơ ngón tay cái gấp dài, chỗ bám của mỏm xương quay vuông vào cơ sấp.
  2. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ giữa
  3. Da dưới vùng huyệt được chi phối bởi dây thần kinh tiết đoạn C6.

Xem thêm: Huyệt Ủy Trung

Tác Dụng Của Huyệt Liệt Khuyết

Tác dụng Liệt Khuyết có một số tác dụng chữa bệnh cụ thể sau:

  • Tuyên Phế
  • Khu Phong Tà
  • Thông điều Mạch Nhâm
  • Tuyên thông Khí Phế

Chủ điều trị bệnh như:

  • Trị cổ tay đau nhức, sưng tấy, đau đầu, cứng cổ gáy, ho , suyễn, viêm phế quản, liệt mặt
  • Tiểu vàng, tiểu nhiều lần, tiêu khó, tiểu buốt, đau họng, các bệnh liên quan đến cổ gáy

Xem thêm: Huyệt Thiếu Thương

Cách Day Bấm Huyệt Chữa Bệnh

Day bấm huyệt đạo trên cơ thể: xác định vị trí huyệt, đặt ngón trỏ lên vị trí huyệt, các ngón còn lại cầm vào bàn tay cần dây bấm huyệt, day và ấn huyệt theo hình tròn với lực vừa phải, thời gian khoảng 1 đến 2 phút, sẽ thấy rõ hiệu quả giảm đau ở cánh tay, cổ tay rõ rệt, nếu chưa thấy đỡ có thể thực hiện thêm 1 hay 2 lần nữa.

Châm cứu: Châm kim xiên, mũi kim hướng vào khớp củi chỏ, sâu 0,5 đến 1 tấc, ôn cứu 5 đến 10 phút.

Ngoài ra, khi phối hợp huyệt liệt khuyết với các huyệt vị khác có công dụng cải thiện sức khỏe như:

Phối với huyệt Phúc Trì để trị chứng nhiệt bệnh, tâm phiền, cánh tay và cơ thể nóng, môi miệng cắn chặt, đổ nhiều mồ hôi, co rút toàn thân.

Phối với huyệt Địa Thương để giúp trị chứng miệng khát hiệu quả.

Phối với huyệt Khuyết , huyệt Ngư Tế (thuộc phế 10) và huyệt Thiếu Trạch (để trị ho hiệu quả.

Phối với huyệt Đản Trung, Phế Du, Tam Lý để trị ho đờm, ho hàn, đau tức vùng ngực.

Phối với huyệt Chiếu Hải, Quan Xung, Trung Quản, Túc Tam Lý, Tỳ Du để điều trị chứng tiêu khát.

Phối với huyệt Thái Uyên để chữa chứng đau nửa đầu, ho phong đờm.

Phối với huyệt Hậu Khê để trị chứng đau ngực và đau cổ.

Phối với huyệt Cách Du, Chương Môn, Đại Đôn, Tam Tiêu Du, Thận Du để trị chứng tiểu ra máu.

Phối với huyệt Giải Khê, Hợp Cốc, Não Không, Phong Trì để trị chứng đau nửa đầu.

Phối với huyệt Phong Long, Phục Lưu để trị chứng tay chân phù thũng.

Phối với huyệt Cao Hoàng, Chí Dương, Hợp Cốc, Linh Đài, Phế Du, Thiên Đột cùng Túc Tam Lý để trị chứng ho do phong hàn.

Phối với huyệt Cách Du, Can Du, Khí Hải, Thận Du, Trung Phong và Tỳ Du để cứu, chữa chứng tiểu buốt, tiểu dắt nhiều lần.

Phối với huyệt Túc Tam Lý để trị chứng hen suyễn cấp tính.

Phối với huyệt Hợp Cốc, Nghinh Hương, Ấn Đường để trị chứng viêm xoang mũi nhanh chóng.

Phối với huyệt Hậu Khê để trị chứng đau đầu, mỏi cổ.

Phối với huyệt Dương Khê để trị chứng gân cơ dài, gân cơ duỗi của ngón cái bị viêm.

Phối với huyệt Phong Môn, Phong Trì và Hợp Cốc để trị chứng cảm phong hàn tại nhà.

Xem thêm: Huyệt Thông Lý Là gì?

Hy vọng những thông trên của chúng tôi, bạn đọc đã có cái nhìn rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của huyệt đạo Liệt Khuyết này, từ đó có những cách ứng dụng tốt nhất để cải thiện tình hình sức khỏe cơ thể.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *