Huyệt Lư Tức là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Đông Y, huyệt này có công dụng cải thiện một số bệnh lí Trị tai giữa viêm, tai ù, nôn mửa, co giật. Trong cơ thể con người. Vậy huyệt Lư Tức ở đâu?
HUYỆT LƯ TỨC
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Lư Tức Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Lư Tức đó là: Lư = đỉnh đầu. Tức ở đây có nghĩa là hưu tức, làm cho yên. Huyệt có tác dụng thanh tả tướng hỏa của Tam tiêu, khiến cho phong tà được ổn định, là hưu tức. Vì vậy gọi là Lư Tức (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 19 của kinh Tam Tiêu.
Vị Trí Huyệt Lư Tức Ở Đâu?
Sau loa tai, trên huyệt Khế Mạch 1 thốn hoặc ép sát vành tai vào đầu, huyệt ở chỗ nối 2/3 dưới và 1/3 trên của đường cong theo bờ vành tai từ h. Ế Phong đến Giác Tôn.
Tham khảo thêm
Giải phẫu
- Dưới da là cơ tai sau, cơ chẩm, xương chẩm.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh chẩm lớn. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Tác Dụng Huyệt Đạo Là Gì?
Sơ phong, hoạt lạc.
Chủ trị
Trị tai giữa viêm, tai ù, nôn mửa, co giật.
Châm Cứu Huyệt Vị Trị Bệnh
Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.
Tham khảo
“Co giật mà không dùng đến huyệt Lư Tức thì không khỏi (Bách Chứng Phú).
Ghi chú
Nếu ngộ châm gây ra tai ù, đau: dùng huyệt Dương Trì (Ttu 4) để giải. Châm 0,3 thốn, vê kim hướng về phía trong khoảng 10 giây, xong rút kim ra thì có thể khỏi (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
Tham khảo thêm
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi về huyệt đạo, sẽ là kiến thức hữu ích đối với mọi người, từ đó có những cách châm cứu huyệt vị chính xác hơn để có thể cải thiện tình hình bệnh lý cơ thể.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: