Huyệt Lương Môn là huyệt thứ 21 của kinh Vị, theo Đông Y khi bấm huyệt đạo này có thể cải thiện các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, nôn mửa,…
HUYỆT LƯƠNG MÔN
Mời bạn đọc kham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết về vị trí, tác dụng và cách châm cứu huyệt Lương Môn một cách chính xác.
Huyệt Lương Môn Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi đó là: Lương = cái cầu, chỗ trở ngại của sự vật, ở đây hiểu là chứng ‘Phục lương’. Môn = cửa. Phục lương là tên gọi của chứng bệnh có hòn khối tích tụ ở vùng dưới tim và quanh rốn, do khí huyết kết trệ gây nên. Huyệt Lương môn thường được dùng trong điều trị chứng phục lương, vì vậy, gọi là huyệt Lương Môn [cửa để thông tích trệ] (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
- Huyệt thứ 21 của kinh Vị.
- Huyệt trở nên nhạy cảm (đau) đối với người bị bệnh tá tràng loét.
Vị Trí Huyệt Lương Môn Ở Đâu?
Trên rốn 4 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn, ngang huyệt Trung Quản (Nh.12).
Giải phẫu
- Dưới da là cân cơ chéo to, mạc ngang, phúc mạc, bên phải là gan, bên trái là dạ dày.
- Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn và dây thần kinh bụng–sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
Xem thêm:
Tác Dụng Huyệt Đạo Là Gì?
Điều trung khí, hóa tích trệ.
Chủ trị
Trị dạ dầy viêm cấp và mạn tính, thần kinh Vị (dạ dầy) đau, nôn mửa, bụng sôi.
Cách Châm Cứu Huyệt Đạo Chính Xác
Châm thẳng sâu 1 – 1,5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt với các huyệt đạo khác
1. Phối Khâu Khư (40) + Nội Quan (Tb.6) trị rối loạn chức năng dạ dầy (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ruột có ung nhọt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Trung Quản (Nh.12) trị cơ bụng liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Hậu Khê (Ttr 3) + U Môn (Th.21) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Dương Phụ (Đ.38) trị sốt cách nhật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thượng Cự Hư (Vi.37) trị nhiệt ở trường vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Trung Quản (Nh.12) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy đau, ăn uống không tiêu (Châm Cứu Học Giản Biên).
9. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị vùng thượng vị đau (Châm Cứu Học Việt Nam).
10. Phối Lương Khâu (Vi.34) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị thần kinh dạ dầy bị rối loạn chức năng (Châm Cứu Học Việt Nam).
Xem thêm:
Ghi chú
Trị bệnh dạ dầy: châm gây được cảm giác chạy sâu vào trong bụng thì càng tốt. Phụ nữ có thai: cấm cứu (Loại Kinh Đồ Dực).
Phụ nữ có thai từ tháng thứ 5 trở lên: không châm huyệt Lương Môn (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Hy vọng với những thông tin trên của Y Cổ Truyền, đã giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách để áp dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, giảm đau đớn.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: