Huyệt Nhị Gian

Huyệt Nhị Gian

Huyệt Nhị Gian là huyệt thứ 2 của kinh Đại Trường, theo Đông Y khi bấm huyệt đạo này có thể cải thiện một số bệnh lí về xương khớp như vai đau, liệt mặt, sốt,..Vậy bạn đã biết gì về huyệt đạo này chưa?

HUYỆT NHỊ GIAN

Huyệt Nhị Gian Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Khi hơi co ngón tay trỏ vào sẽ tạo thành 3 lóng gấp, huyệt ở cuối lóng (gian) thứ hai (nhị), vì vậy gọi là Nhị Gian.

Tên gọi khác

Chu Cốc, Gian Cốc.

Xuất xứ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 2 của kinh Đại Trường.
  • Huyệt Vinh, thuộc hành Thủy.
  • Huyệt Tả của kinh Đại Trường.

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

vị trí huyệt nhị gian

Huyệt ở chỗ lõm, phía trước và bờ ngoài khớp xương bàn và ngón trỏ, trên đường tiếp giáp da gan tay, mu tay.

Giải phẫu

  • Dưới da là gân cơ gian cốt mu tay và xương .
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

Xem thêm:

  1. Huyệt Thần Tàng
  2. Huyệt Âm Cốc

Tác Dụng Huyệt Nhị Gian Là Gì?

Tán tà nhiệt, lợi yết hầu.

Chủ trị

Trị ngón tay trỏ đau, bàn tay đau, răng đau, họng đau, vai đau, lưng đau, liệt mặt, sốt.

Châm Cứu Huyệt Đạo Chính Xác

Châm thẳng 0,1 – 0,3 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Tam Gian (Đtr 3) trị thích nằm, muốn ngủ (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Tiền Cốc (Ttr 2) trị mắt viêm cấp (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Âm Khích (Tm.6) trị sợ lạnh (Châm Cứu Tụ Anh).

4. Phối Hợp Cốc trị mắt có màng (Châm Cứu Tụ Anh).

5. Phối Gian Sử (Tb 5) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Ky Môn (Tb 4) + Phong Trì (Đ 20) + Thần Đạo (Đc 11) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị thương hàn đầu đau, người sốt (Loại Kinh Đồ Dực).

6. Phối Dương Khê (Đtr 5) trị răng sưng, họng sưng đau (Tịch Hoằng Phú).

7. Phối Thủ Tam Lý trị đầu đau, răng đau, họng sưng (Thiên Tinh Bí Quyết).

Xem thêm:

  1. Huyệt Hợp Cốc
  2. Huyệt Thần Đạo

Tham khảo thêm về huyệt đạo

“Mắt mờ không thấy gì, nên châm huyệt Nhị Gian” (Thông Huyền Chỉ Yếu Phú).

“Răng đau, lưng đau, cổ họng sưng đau, châm huyệt Nhị Gian + Dương Khê thì tật bệnh sẽ trốn đi nơi khác” (Tịch Hoằng Phú).

“Sợ lạnh và lạnh run, châm Nhị Gian và Âm Khích, sẽ xua tà và làm thông khí” (Bách Chứng Phú).

“Chứng đầu phong có phân ra thiên và chính, phân biệt bằng cách xem có đờm ẩm hay không. Nếu bệnh nhân có đờm ẩm, châm huyệt Phong Trì (Đ 20), nếu không có đờm ẩm thì châm huyệt Hợp Cốc” (Ngọc Long Ca).

Hy vọng với những thông tin bên trên của chúng tôi, mọi người đã hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, từ đó có những cách tác động chính xác để có thể cải thiện tình hình bệnh lí.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *