Huyệt Phế Du

huyệt phế du

Huyệt Phế Du thuộc thứ 13 của kinh Bàng Quang, trong y học cổ truyền Phế Du có tác dụng rất lớn trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…Vậy bạn đã biết gì về huyệt đạo quan trọng này chưa?

HUYỆT PHẾ DU

Vị trí huyệt Phế Du ở đâu? Cách châm cứu như thế nào? Hãy cùng Y Cổ Truyền tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!

Huyệt Phế Du Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Phế, vì vậy gọi là Phế Du.

Xuất xứ

Thiên ‘Bối Du’ (Linh Khu 51).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 13 của kinh Bàng Quang.
  • Huyệt Bối Du của kinh Phế.
  • Huyệt đặc biệt để tản khí Dương ở Phế.
  • Thuộc nhóm huyệt để tả khí Dương của Ngũ Tạng.

Xem thêm: Huyệt Thiếu Thương

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

vị trí huyệt phế du

Dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Thân Trụ (Đc.12).

Giải phẫu huyệt Phế Du

  • Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau – trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang sườn, phổi.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn, 3 nhánh của dây sống lưng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.

Huyệt Phế Du Có Tác Dụng Gì?

Điều Phế, lý khí, thanh hư nhiệt, bổ hư lao, hòa vinh huyết.

Chủ trị

Trị lao phổi, phổi viêm, khí quản viêm, suyễn, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm.

Xem thêm: Huyệt Liệt Khuyết

Cách Châm Cứu Chính Xác Huyệt Đạo

Châm xiên về phía cột sống 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5–10 phút.

Phối Hợp Huyệt Phế Du Với Các Huyệt Đạo Khác

1. Phối Bá Lao trị mồ hôi trộm do hư tổn (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Thận Du (Bq.23) trị ho suyễn, hụt hơi (Thiên Kim Phương).

3. Phối Phong Môn (Bq.12) trị ho (Châm Cứu Tụ Anh).

4. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Trung Độc (Đ.32) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chứng nuy, thấp nhiệt, đờm (Châm Cứu Tụ Anh).

5. Phối Thiên Đột (Nh.22) trị ho (Bách Chứng Phú).

6. Phối Đào Đạo (Đc.13) trị sốt (Bách Chứng Phú).

7. Phối Phong Long (Vi.40) trị ho (Ngọc Long Ca).

8. Phối Thiên Đột (Nh.22) trị ho, đại tả Phế khí (Đan Khê Tâm Pháp).

9. Phối Y Hy (Bq.45) trị Phế ung (áp xe phổi) (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

Xem thêm: Huyệt Ủy Trung

10. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đào Đạo (Đc.13) + Thân Trụ (Đc.12) trị suy nhược do ngũ lao, thất thương (Càn Khôn Sinh Ý).

11. Phối Bá Lao + Liệt Khuyết (P.7) + Trung Quản (Nh.12) trị ho đờm có máu (Thần Cứu Kinh Luân).

12. Phối Đản Trung (Nh.17) + Thái Khê (Th.3) + Xích Trạch (P.5) trị ho nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).

13. Phối Phục Lưu (Th.7) + Y Hy (Bq.45) trị mồ hôi trộm (Thần Cứu Kinh Luân).

14. Phối Phong Môn (Bq.12) trị ho (Hành Châm Chỉ Yếu Ca).

15. Phối Cách Du (Bq.17) + Ngư Tế (P.10) + Thái Uyên (P.9) + Xích Trạch (P.5) trị ho ra máu (Trung Hoa Châm Cứu Học).

16. Phối Phong Môn (Bq.12) + Trung Phủ (P.1) + Thiên Song (Ttr.16) + Đàn Trung (Nh.17) + Xích Trạch (P.5) trị ho lao, ho, suyễn (Châm Cứu Học Giản Biên).

17. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đại Lăng (Tb.7) + Đản Trung (Nh.17) trị ho lao (Châm Cứu Học Thượng Hải).

18. Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiên Đột (Nh.22) trị ho lâu không cầm được (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Phối Phong Long (Vi.40) trị ho đờm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) trị phế quản viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

21. Phối Cách Du (Bq.17) + Đào Đạo (Đc.13) trị đờm suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

22. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kỳ Môn (C.14) trị ho (Châm Cứu Học Thượng Hải).

23. Phối Nghênh Hương (Đtr.20) trị mũi chảy nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).

24. Phối Đản Trung (Nh.17) + Nội Quan (Tb.6) + Phế Nhiệt Huyệt + Trung Phủ (P.1) trị hen phế quản (Châm Cứu Học Thượng Hải).

25. Phối Chiên Trung (Nh.17) thấu Ngọc Đường (Nh.18) [hoặc Hoa Cái thấu Triền Cơ] + Đại Chùy (Đc.14) + Kết Hạch Huyệt + (thấu) Thiên Trụ (Bq.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5) trị lao phổi (Châm Cứu Học Thượng Hải).

26. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) trị ho do ngoại cảm (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Xem thêm: Huyệt Kỳ Môn

Tham Khảo Thêm Về Huyệt Đạo Phế Du

Thiên Ngũ Tà ghi: “Tà khí ở tại Phế làm cho da bị đau, hàn nhiệt, khí lên trên gây ra suyễn, ra mồ hôi, (khi) ho làm đau đến vùng vai và lưng, châm huyệt du nằm ở phía ngoài của vùng ngực giữa (Vân Môn – P.2 + Trung Phủ – P.1) và huyệt nằm ở cạnh của ngũ tạng du ở đốt xương thứ 3 (Phế Du Bq.13) + Phách Hộ (Bq.42), dùng tay đè vào chỗ nào thấy dễ chịu…” (Linh Khu .20, 1-2).

“Ho, nên châm huyệt Phế Du (Bq.13)” (Ngọc Long Ca). “Nếu là đờm dãi và ho, chữa trị cần phải cứu Phế Du (Bq.13)” (Thắng Ngọc Ca).

“Chữa đinh nhọt ở mặt và tay chân: cứu huyệt Phế Du (Bq.13), sau khi rút kim, dùng bầu giác 5 phút. Chứng nhẹ thì châm xuất huyết, chứng nặng thì ra nước vàng, chứng trạng liền giảm ngay” (Ngoại Khoa Lý Lệ).

“Phế Du và Trung Phủ có công dụng khác nhau. Hai huyệt là Mộ và Bối Du huyệt của Phế, trị bệnh về Phế, tuy nhiên, có điểm khác nhau: Phế Du: trị Phế khí bất túc, Phế không tuyên giáng được, đa số dùng theo biện chứng phối huyệt. Có thể bổ hoặc tả. Trung Phủ: trị Phế không tuyên giáng được, ngực kết ứ trệ, thường dùng theo cách lấy huyệt cục bộ để trị. Đa số dùng phép tả, ít khi dùng bổ (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

Xem Thêm: Huyệt Kiên Tỉnh

Chú ý

Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.

Qua những thông tin trên của chúng tôi, bạn đọc đã có thêm hiểu biết về huyệt đạo Phế Du, từ đó có những cách châm cứu chính xác để cải thiện tình hình sức khỏe.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *