Huyệt Phúc Kết là huyệt thứ 14 của kinh Tỳ, thường được sử dụng rộng rãi trong Đông Y để điều trị một số bệnh đau do thoát vị, tiêu chảy,…Vậy bạn đã biết cách châm cứu huyệt Phúc Kết này chưa?
HUYỆT PHÚC KẾT
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về vị trí cũng như cách tác động huyệt đạo này.
Huyệt Phúc Kết Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt là nơi khí của lục phủ kết tụ lại bên trong bụng, vì vậy gọi là Phúc Kết (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Dương Quật, Khúc Quật, Trường Kết, Trường Quật.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 14 của kinh Tỳ.
Huyệt Hội với Âm Duy Mạch.
Xem thêm:
Vị Trí Huyệt Trường Kết
Nơi gặp nhau của đường dọc qua đầu ngực và đường ngang qua rốn dưới rốn 01 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là cơ chéo to của bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường lên hoặc xuống.
- Thần kinh vận động cơ do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Tác Dụng Huyệt Đạo
Ôn trung, tán hàn, lý khí, giáng nghịch.
Xem thêm: Huyệt Kinh Cốt
Chủ trị
Trị quanh rốn đau, đau do thoát vị, tiêu chảy.
Cách Châm Cứu
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
Phối Hành Gian (C.2) trị bụng đau nhói lên tim (Tư Sinh Kinh).
Xem thêm:
Ghi chú:
Có thai: không châm sâu.
Qua những thông tin trên của Y Cổ Truyền, hy vọng bạn đọc sẽ có những cách tác động huyệt đạo chính xác để cải thiện tình hình sức khỏe cơ thể.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: