Huyệt Phục Thố

huyệt phục thố

Huyệt Phục Thố thuộc thứ 32 của kinh Vị, theo Đông Y thường tác động lên huyệt này để trị liệt nửa người, các bệnh về viêm khớp. Vậy bạn đã biết gì gì về huyệt đạo này chưa?

HUYỆT PHỤC THỐ

Vậy Phục Thố có tác dụng gì? Công dụng của huyệt đạo là gì? Hãy cùng Y Cổ Truyền tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!

Huyệt Phục Thố LÀ Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt ở đùi, có hình dạng giống như con thỏ (thố) đang nằm phục ở đó, vì vậy gọi là Phục Thố (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Ngoại Câu, Ngoại Khâu, Phục Thỏ.

Xuất xứ

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu .10).

Đặc tính

Huyệt thứ 32 của kinh Vị.

Xem thêm: huyệt Ấn Đường

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

Vị Trí huyệt phục thố

Ở điểm cách góc trên phía ngoài xương bánh chè 6 thốn, bờ ngoài cơ thẳng trước, bờ trong cơ rộng ngoài. Hoặc bàn tay úp lên đầu gối, các ngón tay khép lại, để ngay giữa lằn cổ tay thứ nhất lên trên giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa áp lên da chân ở đầu, nơi đó là huyệt.

Giải phẫu

  • Dưới da là bờ ngoài cơ thẳng trước, bờ trong cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Xem thêm: huyệt Hợp Cốc

Chủ trị

Trị chi dưới đau và liệt, nửa người liệt, khớp gối viêm.

Cách Châm Cứu Huyệt Phục Thố

Châm thẳng sâu 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

Phối Mai Bộ + Phong Thị (Đ.21) + Lăng Hậu Hạ trị chi dưới tê, liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Xem thêm:

  1. Huyệt Kiên Trinh 
  2. Huyệt Dưỡng Lão

Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi, đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, từ đó có những cách tác dụng chính xác để có thể cải thiện tình hình bệnh lí.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *