Huyệt Thiên Phủ

Huyệt Thiên Phủ

Huyệt Thiên Phủ là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như Trị suyễn, ho, chảy máu cam, cánh tay trong đau,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Thiên Phủ ở đâu?

HUYỆT THIÊN PHỦ

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Thiên Phủ Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Mũi là khiếu của Phế. Phế thông với thiên khí qua mũi. Đối với con người, Phế là phủ của khí, vì vậy gọi là Thiên Phủ (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

Đặc Tính

Huyệt thứ 3 của kinh Phế.

Một trong nhóm huyệt Thiên Dũ [Thiên Dũ Ngũ Bộ] (Nhân Nghênh (Vi 9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu 16) + Thiên Phủ (P.3) + Thiên Trụ (Bq 10)), có tác dụng chuyển khí lên phần trên cơ thể (Linh Khu 21,20).

Tham khảo thêm

  1. Huyệt Thiên Tuyền
  2. Huyệt Nhu Hội
  3. Huyệt Thông Cốc

Vị Trí Huyệt Thiên Phủ Ở Đâu?

Ở bờ trong bắp cánh tay trong, dưới nếp nách trước 3 thốn nơi bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, trên huyệt Xích Trạch 6 thốn.

Vị Trí Huyệt Thiên Phủ Ở Đâu?

Giải Phẫu

  • Dưới da là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước và cơ Delta, xương cánh tay.
  • Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh mũ và dây cơ – da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

Tác Dụng Huyệt Thiên Phủ

Tuyên thông Phế khí.

Chủ trị

Trị suyễn, ho, chảy máu cam, cánh tay trong đau.

Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Ngoài ra, khi phối hợp huyệt Thiên Phủ với các huyệt vị khác có công dụng chữa bệnh như:

1. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị chảy máu cam (Bách Chứng Phú).

2. Phối Cách Du (Bq 17) + Cao Hoang (Bq 43) + Đản Trung (Nh 17) + Nhũ Căn (Vi 18) + Tâm Du (Bq 15) + Trung Quản (Nh 12) + Tỳ Du (Bq 20) trị ế cách (Loại Kinh Đồ Dực).

3. Phối Hiệp Bạch (P.4) trị tử điến phong và bạch điến phong [hắc lào, chàm…] (Tuần Kinh Chú).

Tham Khảo Thêm Về Huyệt Vị

Thiên Hàn Nhiệt Bệnh ghi: “Bị chứng đản một cách nhanh chóng và mạnh bạo, bên trong bị nghịch, Can và Phế cùng đánh nhau, huyết tràn lên đến mũi và miệng, Thiên Phủ” (Linh Khu 21, 19).

Ghi chú

Cấm cứu (Giáp Ất Kinh).

Tham khảo thêm

Kết luận

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẽ bên trên về huyệt đạo Thiên Phủ, hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về huyệt vị này. Từ đó có những cách tác động chính xác vị trí huyệt đạo để có thể cải thiện tình hình sức khỏe tốt hơn.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *