Huyệt Thiếu Trạch: Tìm Hiểu Vị Trí Huyệt Đạo Trong Cơ Thể

Huyệt Thiếu Trạch

Huyệt Thiếu Trạch là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị đầu đau, mắt đau, tuyến vú viêm, sữa thiếu… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Thiếu Trạch nằm ở đâu?

HUYỆT THIẾU TRẠCH

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Thiếu Trạch Là GÌ?

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Thiếu Trạch đó là: Thiếu = non trẻ, ý chỉ Tiểu Trường. Trạch = chỗ nước đọng. Huyệt ở đầu ngón tay út, ngang vị trí huyệt Thiếu Xung. Nó cũng là huyệt Tỉnh Kim của kinh Tiểu Trường. Tỉnh Kim được coi là làm ẩm ướt. Sự lưu thông khí huyết ở huyệt này nhỏ như nước nằm yên trong giếng, vì vậy gọi là Thiếu trạch (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Tiểu Cát.

Xuất xứ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 1 của kinh Tiểu Trường.
  • Huyệt Tỉnh của kinh Tiểu Trường, Thuộc hành Kim.

Vị Trí Huyệt Thiếu Trạch Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Thiếu Trạch Ở Đâu?

Cạnh góc trong chân móng tay út cách 0,1 thốn trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay.

Tham khảo thêm

  1. Huyệt Thiếu Thương
  2. Huyệt Thiếu Hải

Giải phẫu

  • Dưới da là giữa chỗ bám gân ngón 5 của cơ gấp chung sâu các ngón tay và gân ngón út của cơ duỗi chung các ngón tay, bờ trong của đốt 3 xương ngón tay 5.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ và thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác Dụng Huyệt Đạo Là Gì?

Thanh Tâm nhiệt, tán phong nhiệt, thông sữa.

Chủ trị

Trị đầu đau, mắt đau, tuyến vú viêm, sữa thiếu.

Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm thẳng 0,1 – 0,2 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.

Phối hợp huyệt:

1. Phối Côn Lôn (Bq 60) + Phục Lưu (Th.7) trị sốt rét thể hàn, mồ hôi không ra (Thiên Kim Phương).

2. Phối Lao Cung (Tb.8) + Tam Gian (Đtr.3) trị miệng nóng, họng khô, trong miệng lở (Bị Cấp Thiên Kim Phương).

3. Phối Khuyết Bồn (Vi 12) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngư Tế (P.10) trị ho (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Can Du (Bq 18) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Tụ Anh).

5. Phối Thái Dương trị vú sưng (Ngọc Long Kinh).

6. Phối Chiên Trung (Nh 17) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị không có sữa (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối A Thị Huyệt + Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tb.7) + Đản Trung (Nh 17) + Ủy Trung (Bq 40) trị vú sưng (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Quan Xung (Ttu 1) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong hôn mê, đờm dãi khò khè (Châm Cứu Đại Thành).

9. Phối Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị vú sưng (Thần Cứu Kinh Luân).

10. Phối Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Ngư Tế (P.10) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Ủy Trung (Bq 40) trị vú sưng (Thần Cứu Kinh Luân).

11. Phối Đản Trung (Nh 17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhũ Căn (Vi 18) trị sữa thiếu (Châm Cứu Học Giản Biên).

12. Phối Dịch Môn (Ttu 2) + Thủ Tam Lý + Thủ Ngũ Lý trị phần trước cánh tay đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

13. Phối Đản Trung (Nh 17) + Nhũ Căn (Vi 18) [thêm Nội Quan (Tb.6) + Thiên Tỉnh (Ttu 10) ] trị tuyến vú viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

14. Phối Tinh Minh (Bq 1) + Thái Dương + Hợp Cốc (Đtr.4) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

“Thiếu Trạch (Ttr.1) trị phụ nữ không có sữa, trước tả sau bổ” (Loại Kinh Đồ Dực).

Tham khảo thêm

Kết luận

Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *