Huyệt Tố Liêu là một trong những huyệt thứ 25 của Giáp Ất Kinh trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, huyệt đạo được ứng dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh về mũi nghẹt, chảy máu hoặc viêm mũi thông qua phương pháp châm cứu tác động lên huyệt vị sẽ giúp cải thiện triệu chứng và tình trạng bệnh.
HUYỆT TỐ LIÊU
Vậy huyệt Tố Liêu là gì? Cách xác định vị trí huyệt đạo như thế nào? Cách châm cứu ra sao? Tất cả những câu hỏi xoay quanh huyệt đạo thú vị này sẽ được Y Cổ Truyền giải đáp qua bài viết dưới đây!
Huyệt Tố Liêu Là Gì?
Ý nghĩa tên huyệt gọi đó là: Tố = sắc trắng; Liêu = khe huyệt. Huyệt ở chỗ không có khe huyệt gì cả, vì vậy gọi là Tố Liêu (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Chuẩn Đầu, Diện Chính, Diện Vương, Tỷ Chuẩn, Tỷ Tiêm, Tỵ Chuẩn, Tỵ Tiêm.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Là huyệt đạo thứ 25 của mạch Đốc.
Huyệt Tố Liêu Có Vị Trí Ở Đâu?
Cách xác định vị trí huyệt Tố Liêu khá đơn giản: huyệt Ở cuối (chỗ đầu nhọn) của sống mũi.
Huyệt vị có đặc điểm giải phẫu
- Dưới da là ngành ngang sụn cánh mũi, chỗ tiếp khớp của góc dưới – trước sụn lá mía và sụn cánh mũi.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh sọ não số V.
Xem thêm
Huyệt Đạo Có Tác Dụng Gì?
Thăng dương, cứu nghịch, khai khiếu, thanh nhiệt.
Chủ trị
Chữa bệnh mũi nghẹt, mũi chảy máu, mũi viêm, thịt dư ở mũi.
Cách Châm Cứu Huyệt Tố Liêu Trị Bệnh
Cách thực hiện châm cứu huyệt đạo như sau:
- Châm thẳng sâu 0,1 – 0,2 thốn.
- Không cứu.
- Có thể châm xiên mũi kim từ chóp mũi chếch lên trên sâu 0,5 – 1 thốn.
Ngoài ra, khi phối hợp huyệt Tố Liêu với các huyệt đạo khác trên cơ thể để chữa bệnh như:
1.Phối Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngất (Châm Cứu Học Giản Biên).
2.Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Xung (Tb.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngất (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) trị mũi đỏ (Tÿ tra tửu) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) trị thịt dư ở mũi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
5. Phối Hưng Phấn + Nội Quan (Tb.6) trị nhịp tim chậm, huyết áp thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6.Phối Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi chảy máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7.Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nội Quan (Tb.6) để cấp cứu sau khi bị điện giật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Lưu ý
Châm đắc khí, có cảm giác tê đau hướng lên gốc mũi, vùng xoang mũi.
Xem thêm
Tổng Kết
Huyệt Tố Liêu được ứng dụng trong điều trị các bệnh về mũi như nghẹt, chảy máu hay viêm. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên, mọi người đã hiểu rõ hơn về huyệt đạo này. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và hướng dẫn một cách rõ ràng, cụ thể. Nếu có thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ địa chỉ trung tâm y học để được hỗ trợ chất lượng nhất.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: