Huyệt Trung Cực: Tác Dụng Huyệt Đạo Đối Với Cơ Thể Con Người

Huyệt Trung Cực

Là huyệt đạo khi tác động vào huyệt đạo này có thể điều trị các bệnh Trị thống kinh, di tinh, tiểu dầm, tiểu bí,…Việc vận dụng huyệt đạo này vào điều trị một số bệnh là phương pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân biết đến và sử dụng. Vậy huyệt Trung Cực nằm ở đâu?

HUYỆT TRUNG CỰC

Để có thể hiểu rõ hơn về vị trí cũng như cách xác định huyệt đạo trên cơ thể, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền.

Huyệt Trung Cực Là Gì?

Huyệt ở giữa (trung) rốn và xương mu, được coi như là 2 cực, vì vậy gọi là Trung Cực.

Tên gọi khác:

Khí Nguyên, Ngọc Tuyền, Trung Trụ.

Xuất xứ:

Thiên ‘Cốt Không Luận’ (Tố Vấn.60). + Huyệt thứ 3 của mạch Nhâm.

Đặc tính:

  • Huyệt Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân.
  • Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Bàng quang.
  • Là nơi tiếp thu khí của 1 nhánh Bàng quang.
  • Huyệt hội của các kinh cân – cơ của Tỳ, ThậnCan.

Vị Trí Huyệt Trung Cực Nằm Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Trung Cực Nằm Ở Đâu?

Thẳng dưới rốn 4 thốn hoặc trên bờ xương mu 1 thốn.

Giải phẫu

Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu có ruột non khi bàng quang rỗng và không có thai; có bàng quang khi căng nước tiểu; có tử cung khi có thai.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc D12.

Chủ trị

Trị kinh không đều, thống kinh, di tinh, tiểu dầm, tiểu bí, liệt dương, xuất tinh sớm, bạch đới, hố khung chậu viêm, đường tiểu viêm nhiễm, sinh dục viêm nhiễm, phù, thần kinh tọa đau, thận viêm.

Tác Dụng Huyệt Đạo Là Gì?

Điều huyết thất bào cung, ôn tinh cung, lợi bàng quang, trợ khí hóa, lý hạ tiêu, lợi thấp nhiệt.

Cách Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm thẳng 0, 3 – 2 thốn. Cứu 15 – 20 phút.

Phối hợp huyệt:

  1. Phối Chí Âm (Bàng quang.67) + Lãi Câu (C.5) + Lậu Cốc (Ty.7) + Thừa Phù (Bàng quang.36) trị tiểu không thông (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) trị nhau thai không ra (Châm Cứu Tụ Anh).
  3. Phối Âm Giao (Nh.6) + Thạch Môn (Nh.5) trị sinh xong máu dơ ra không cầm (Châm Cứu Tập Thành).
  4. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) trị đẻ khó (Châm Cứu Đại Thành).
  5. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị sinh đẻ khó, kinh nguyệt bế (Châm Cứu Đại Thành).
  6. Phối Hợp Cốc + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bàng quang.23) trị kinh nguyệt bế (Châm Cứu Đại Thành).
  7. Phối bổ Trung Cực (Nh.3) + cứu Quan Nguyên (Nh.4) trị chứng thi quyết (Ngọc Long Kinh).
  8. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Uỷ Dương (Bàng quang.39) trị bí tiểu (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  9. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hoành Cốt (Th.11) trị di tinh, liệt dương, tảo tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  10. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu dầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  11. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Rử Cung trị kinh nguyệt không đều.
  12. Châm Trung Cực (Nh.3) thấu Khúc Cốt (Nh.2) + Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) thấu Tuyệt Cốt (Đ.39) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Thuỷ Tuyền (Th.5) trị bệnh tim do phong thấp sinh ra phù bụng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  13. Phối Địa Cơ (Ty.8) + Thứ Liêu (Bàng quang.32) trị hành kinh bụng đau loại thực chứng (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Ghi Chú:

  • Trước khi châm bảo người bệnh đi tiểu để tránh châm vào bàng quang.
  • Khi bí tiểu không châm sâu.
  • Có thai không châm sâu.
  • Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy xuống bộ sinh dục ngoài.

Lời Kết

Qua những thông tin trên của chúng tôi, bạn học đã hiểu rõ hơn về vị trí cũng như công dụng của huyệt đạo Não Không. Từ đó có những cách điều trị hợp lí để cải thiện tình hình sức khỏe.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *