Huyệt Trung Phủ: Vị Trí Và Tác Dụng Của Huyệt Trung Phủ

Huyệt Trung Phủ

Trong lĩnh vực Y Học Cổ Truyền, huyệt Trung phủ là một trong 108 huyệt đạo của cơ thể, tác động vào huyệt sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của bạn, với chức năng chính là trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho, đau họng, viêm  đường hô hấp, viêm phổi…

HUYỆT TRUNG PHỦ

Vậy vị trí và tác dụng của huyệt Trung Phủ là gì? Những thông tin của bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Huyệt Trung Phủ Là Gì?

1. Tên huyệt:

  • Huyệt Trung Phủ là huyệt vị thuộc bộ phận vùng ngực trên cơ thể người.
  • “Phủ” là nơi kinh khí hội tụ trên cơ thể.
  • “Trung” nơi hội tụ các mạch khí của kinh phế.
  • Nơi dương khí và thần khí của Phế hội tụ chính là điểm giữa ngực, do vậy mà có tên là Trung Phủ (hiểu theo Trung Y Cương Mục).

2. Tên khác : Trung Du Ưng, Trung Du Phủ, Du Ưng.

3. Đặc tính

  1. Là huyệt vị thứ nhất của kinh phế
  2. Là huyệt mộ của nơi tạng khí đến phế
  3. Là hội huyệt của Thái Âm Tỳ Túc
  4. Là huyệt đạo để lan tỏa dương khí ở ngực “tà nhiệt” phối hợp với các huyệt: Phong Môn, Khuyết Bồn và Đại Cự.
  5. Là huyệt vị có tính chất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về thần kinh, suy nhược thần kinh.

Vị Trí Của Huyệt Du Ưng

Huyệt trung phủ nằm ở phía dưới ngoài của xương đòn, cách xương đòn một thốn ngón tay. Hay nói cách khác, vị trí của huyệt Trung phủ sẽ nằm giữa hai xương sườn là 1 và 2, cách đường giữa của ngực 6 thốn.

Giải Phẫu:

Khi giải phẫu huyệt dưới da, ta sẽ thấy cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, cơ liên sườn hai. Thần kinh liên quan đến vị trí của huyệt này bao gồm: thần kinh ngực lớn, thần kinh ngực bé, thần kinh răng cưa lớn, thần kinh liên sườn 2 và nhánh của thần kinh nách.

Thần kinh chi phối cho huyệt chính là tiết đoạn của thần kinh C4

Tác Dụng Của Huyệt Du Ưng

Huyệt đạo này có tác dụng điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như trị ho, viêm long đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi… Ấn huyệt Trung phủ còn giúp giảm những cơn đau tức ngực, mỏi vai, đau lưng

Ngoài ra người ta còn kết hợp với những huyệt đạo sau để điều trị một số bệnh lý:

  • Trung phủ phối với huyệt âm giao để trị đau họng, nóng lạnh tay chân hoặc căng tức ngực.
  • Phối hợp với huyệt Thiên xu trị đau tức ngực
  • Phối hợp cùng huyệt Hiếp đường để điều trị nặng ngực, căng tức vùng ngực.
  • Phối hợp với huyệt Dương giao để trị viêm sưng họng.
  • Phối hợp với huyệt Khổng tối, Phế du điều trị viêm phế quản mạn, hen phế quản.
  • Phối hợp với huyệt Kết mạch, Phế du, Phế nhiệt huyệt để chữa bệnh lao phổi.

Ứng Dụng Huyệt Trung Phủ Trong Trị Liệu

1. Trị ho và tức ngực

Trong lồng ngực có các cơ quan là phế quản, phổi (hai lá phổi, màng phổi), tim, động tĩnh mạch liên quan đến phổi, tim (động tĩnh mạch). Lồng ngực còn là nơi có thực quản đi qua (nằm sau xương ức) để xuống dạ dày. Do đó bị ho kèm theo biểu hiện đau tức ngực có thể  đang mắc một số bệnh lý như: Trào ngược dạ dày, bệnh về hô hấp, bệnh tim, phổi,…

Khi có dấu hiệu ho, tức ngực người bệnh có thể hoàn toàn áp dụng cách bấm huyệt Trung Phủ để trị bệnh.

Cách thực hiện như sau:

Xác định vị trí huyệt sau đó dùng ngón tay cái day ấn với lực đạo vừa phải lên vùng huyệt.

Với cách bấm huyệt này, người bệnh áp dụng khi xuất hiện triệu chứng bệnh sẽ giúp giảm nhanh tình trạng đau tức, khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng nếu các cơn ho và tức ngực kéo dài, tần suất cao, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám, điều trị kịp thời.

2. Trị đau thần kinh liên sườn

Dấu hiệu bệnh đau thần kinh liên sườn là tình trạng từ ngực cho đến một bên bụng đột nhiên bị đau dữ dội. Cơn đau gia tăng khi bệnh nhân thay đổi tư thế, hít thở sâu, ho, hắt hơi hoặc vận động. Các triệu chứng bệnh khiến người bệnh khó chịu và có thể báo hiệu cơ thể đang mắc một số bệnh lý như: Bệnh tim phổi, lao cột sống, thoái hóa cột sống, đau dạ dày – tá tràng,…

Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu đau thần kinh liên sườn có thể tác động lên huyệt Trung Phủ. Cách trị bệnh này giúp tiêu trừ cảm giác đau đớn khu vực từ bả vai đến ngực.

Cách thực hiện:

Để người bệnh nằm ngửa; người tiến hành thực hiện trị liệu quỳ bên cạnh.

Khi bấm huyệt thì chồm về phía trước hai bàn tay nắm chặt hai vai, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên huyệt Trung phủ ở hai bên vai của người bệnh.

Thực hiện day ấn huyệt với lực vừa phải trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút các triệu chứng đau tức ngực giảm dần.

3. Trị chứng khó thở

Khó thở có thể do khó thở do tim, khó thở do phổi, hay do hen phế quản hoặc một số nguyên nhân khác gây ra. Khi có dấu hiệu tức ngực khó thở, hơi thở yếu người bệnh có thể bấm huyệt, tự day ấn các huyệt có tác dụng tốt cho nhịp tim để trị liệu. Thông thường, người bị khó thở nên kết hợp bấm huyệt Chiên Trung và huyệt Trung Phủ.

4. Điều trị cảm cúm

Cúm hay cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các loại virus cúm gây ra. Thông thường bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày, sau đó bình phục hoàn toàn. Mùa dịch bệnh thường rơi vào mùa thu hoặc mùa đông.

Dấu hiệu bệnh khi mới bắt đầu là cơ thể sẽ cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, phát sốt. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau rát họng, khan tiếng, tắc tiếng, đau đầu, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, kiết lỵ,… Nếu bệnh cảm cúm biến chứng thành ác tính sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.

Để khắc phục tình trạng bệnh cảm cúm, có thể áp dụng cách ấn lên huyệt Trung Phủ và huyệt Khổng Tối (trên cẳng tay). Thực hiện day ấn hai huyệt này hàng ngày dấu hiệu ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi sẽ giảm nhanh chóng.

5. Trị lãnh cảm ở phụ nữ

Lãnh cảm là tình trạng suy giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ. Khi đó người bị lãnh cảm không còn cảm thấy có hứng thú hoặc mất đi hưng phấn khi ân ái, thậm chí là sợ hãi khi quan hệ. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình.

Vì vậy, để vực lại hạnh phúc của chính mình chị em phụ nữ có thể bỏ túi ngay cách bấm huyệt Trung Phủ chữa lãnh cảm. Khi thường xuyên day ấn, massage huyệt có tác dụng thông thuận kinh mạch của phổi, nở ngực, đẩy mạnh tuyến dịch lim-ba (bạch huyết) tuần hoàn. Từ đó giúp khí huyết lưu thông, kích thích ham muốn “yêu” cho phụ nữ.

6. Những lưu ý khi tác động để có hiệu quả tốt nhất

Bấm huyệt trung phủ không quá khó khăn nhưng cũng cần bạn biết cách, có kỹ năng nhất định, đồng thời tuân thủ một số những lưu ý nhất định. Cụ thể như sau:

  1. Châm cứu và bấm huyệt, nếu bệnh nhân là người không có kỹ năng và chuyên môn chính trong việc này, để đảm bảo an toàn hãy đến những cơ sở y tế để bác sĩ và thầy thuốc thực hiện.
  2. Khi thực hiện các hình thức tác động, việc xác định chính xác vị trí huyệt là rất quan trọng. Đồng thời ấn một lực vừa đủ, không quá mạnh tránh làm bầm tím, tụ máu ở huyệt vị.
  3. Không thực hiện bất kỳ hình thức nào khi vị trí huyệt đang bị thương ngoài da, đang chảy máu hoặc đang có vết bầm tím sẵn trước đó. Mục đích là bấm huyệt có thể làm vết thương lâu lành hơn, thậm chí là xuất hiện biến chứng nguy hiểm khác.
  4. Không áp dụng cho đối tượng là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, những người đang điều trị bệnh lý về tim, phổi bằng máy móc.
  5. Trước khi thực hiện châm cứu để chữa bệnh từ 8 – 12 tiếng không sử dụng rượu bia, chất kích thích,… có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tác động vào huyệt.

Lưu ý : Nếu bấm huyệt/ châm cứu không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin, vị trí, cách xác định và những tác dụng huyệt trung phủ mang đến cho mọi người. Hy vọng với điều này đã giúp bạn hiểu hơn và có thể ứng dụng huyệt vị vào trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày của mình và những người thân xung quanh.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *