Huyệt Xung Dương là một trong những huyệt đạo trên cơ thể, theo Y Học Cổ Truyền khi châm cứu lên huyệt đạo này có công dụng chữa bệnh như liệt chi dưới, răng đau, lợi răng viêm, bệnh tâm thần. ,…Vậy huyệt Xung Dương ở đâu?
HUYỆT XUNG DƯƠNG
Để tìm hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Xung Dương Là Gì?
Khi đặt tay lên huyệt, thấy có mạch đập (xung), và vì huyệt ở mu bàn chân, thuộc phần Dương, vì vậy gọi là Xung Dương.
Tên gọi khác:
Hội Cốt, Hội Dõng , Hội Dũng, Hội Nguyên, Phu Dương.
Xuất xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc tính:
Huyệt thứ 42 của kinh Vị.
Huyệt Nguyên, nơi chẩn đoán tình trạng của Vị khí: Bệnh nặng mà sờ vào Xung Dương còn thấy mạch đập chứng to? Vị khí còn, có kha? năng chữa trị được.
Vị Trí Huyệt Xung Dương Ở Đâu?
Nơi cao nhất của mu bàn chân, có động mạch đập, trên huyệt Nội Đình 5 thốn, nằm giữa huyệt Nội Đình và Giải Khê, bờ trong gân cơ duỗi ngón thứ 2 và cơ duỗi ngắn ngón cái.
Giải phẫu:
- Dưới da là bờ trong gân cơ duỗi ngón 2 của cơ duỗi chung các ngón chân, cơ duỗi ngắn ngón cái, sau khớp chêm-thuyền.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng Huyệt Đạo Là Gì?
Hóa thấp, hòa Vị, định thần chí.
Chủ trị:
Trị mu bàn chân đau, liệt chi dưới, răng đau, lợi răng viêm, bệnh tâm thần.
Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh
Châm thẳng sâu 0, 3 – 0, 5 thốn, Ôn cứu 3 – 5 phút.
Phối hợp huyệt:
- Phối Bộc Tham (Bq.63) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị chân yếu (Thiên Kim Phương).
- Phối Thúc Cốt (Bq.65) trị sốt rét nhập vào gân cơ (Thiên Kim Phương).
- Phối Phong Long (Vi.40) trị cuồng chạy bậy (Thiên Kim Phương).
- Phối Địa Thương (Vi.4) trị bán thân bất toại, miệng méo (Tư Sinh Kinh).
- Phối Bộc Tham (Bq.63) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân teo, chân liệt, chân mất cảm giác (Tư Sinh Kinh).
- Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Thần Môn (Tm.7) trị phát cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Điều Khẩu (Vi.38) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân yếu khó đi (Thiên Tinh Mật Quái).
- Phối Hãm Cốc (Vi.43) + Nhiên Cốc (Th.2) trị mu bàn chân sưng, xung huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Điều Khẩu (Vi.38) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân yếu, đi khó (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Giải Khê (Vi.41) + Hãm Cốc (Vi.43) + Lệ Đoài (Vi.45) + Nội Đình (Vi.44) trị nhọt mọc quanh miệng (Ngoại Khoa Lý Lệ).
Ghi Chú: Tránh mạch máu.
Tổng Kết
Hy vọng với những thông tin trên mà chúng tôi chia sẽ, đã giải đáp những câu hỏi của mọi người về huyệt đạo Xung Dương, để đảm bảo được điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và hỗ trợ chữa trị tốt nhất.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: