Chè dây có giá trị rất quý về mặt dược liệu, các nghiên cứu khoa học cho thấy chè dây rất tốt cho những người có bệnh lý về dạ dày. Thảo dược này cũng giúp an thần, hỗ trợ ổn định huyết áp, thanh nhiệt tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Vậy sau đây cùng tìm hiểu về cây chè dây có tác dụng gì trong bài viết sau đây!
CHÈ DÂY
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của cây thuốc này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Học Cổ Truyền!
Đôi Nét Về Cây Chè Dây
Là cây mọc hoang ở các nơi như núi cao, trong rừng. Trà dây khá giống với trà xanh, cũng là một loiaj trà mà người bắc rất ưu thích để dùng uống hằng ngày. Trà dây có tên khoa học là Camellia Sinensis, phân bố ở Đông Nam Á.
Nhưng chủ yếu mọc nhiều ở Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.
1. Đặc điểm hình thái
Chè dây là loại cây thân leo, thân và cành hình trụ mảnh, thường quấn vào các cây cổ thụ to, cao để sống, nên cây thường mọc ở khu vực rừng núi có nhiều cây cao, to.
Trung bình thân cây dài từ 1 đến 2 mét. Trên thân có nhiều tua bám chắc chắn vào các thân cây cổ thụ.
Lá chè dây là loại to, bản dài khoảng 8 – 10 cm, có hình lưỡi mác, mép lá có viền răng cưa khá to, viền lá có màu tím sẫm. Hai mặt lá nhẵn, không có lông tơ, màu xanh nhạt. Khi còn non, lá có màu tía nhạt. Lá cây càng già thì màu xanh càng đậm.
Hoa chè dây có màu trắng, mọc thành chùm li ti. Từng chùm lại có hoa đực và hoa cái mọc xen kẽ nhau để thuận tiện cho việc thụ phấn. Quả khi chín có màu đỏ hoặc đỏ tía.
Cây chè dây sẽ sinh trưởng mạnh mẽ vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hoa thường nở vào cuối mùa hè.
Trên cây chè dây thường có màu trắng giống như màu mốc, đó là do nhựa từ cây tiết ra. Cây có càng nhiều nhựa trắng chứng tỏ cây càng tốt.
2. Phân loại cây chè dây
Trong tự nhiên cây thuốc chỉ có một loại, cũng chính là loại được sử dụng làm thuốc.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm của dược liệu rất đa dạng như: chè dây tươi, chè dây khô, trà túi lọc, chiết xuất dược liệu trong thực phẩm chức năng..
3. Cây chè dây mọc ở đâu?
Do đặc điểm hình thái, dược liệu thường mọc ở những khu rừng rậm có nhiều cây cổ thụ cao lớn hoặc bò theo các sườn đồi, sườn núi cao.
Cây chè là loại cây thích hợp với khí hậu ôn đới nên thường mọc ở các vùng miền núi Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, trong đó cây dược liệu xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai…
Ngoài Việt Nam, chè dây còn được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á khác…
4. Bộ phận dùng
Bộ phần dùng chủ yếu của cây chè là phần dây và lá của cây, đôi khi trong một số bài thuốc còn sử dụng thêm phần rễ cây.
5. Thu hái và sơ chế
Khi cây đã trưởng thành, có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch cây là từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm – đây là thời điểm cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất.
Thông thường, khi thu hoạch người ta sẽ cắt cả lá và thân về sơ chế và sử dụng làm thuốc.
Các công đoạn sơ chế và chế biến chè dây đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, phải trải qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ để đảm bảo thu được thành phẩm có chất lượng tốt nhất:
- Đầu tiên sau khi thu cây thuốc chè dây thành từng đoạn dài khoảng 2 cm
- Ủ chè dây trong 1 đến 2 ngày để chè lên men. Bước này rất quan trọng để tạo phấn chè, giúp dược tính phát huy tối đa.
- Phơi hoặc sấy đến khi chè gần khô
- Sao chè dây bằng chảo cho tới khi có mùi thơm và phấn chè có màu trắng mịn là đạt yêu cầu
Thành Phần Hóa Học Của Cây Chè Dây
Từ kết quả phân tích thành phần hóa học cây chè dây cho thấy, thành phần hoạt chất chính gây ra tác dụng dược lý của chè dây là flavonoid, trong đó hàm lượng flavonoid toàn phần chiếm khoảng 18-19%. Các thành phần khác bao gồm: myricetin chiếm khoảng 5-6%, tanin có khoảng 10 – 13 %…
Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy, trong thành phần của dược liệu không chứa các nhóm chất độc như alcaloid, saponin…
Vì vậy cây thuốc là một loại dược liệu an toàn và lành tính, có thể sử dụng lâu dài.
Tác Dụng Của Cây Dược Liệu Đối Với Sức Khỏe
Từ xa xưa, cây chè dây đã được người dân vùng núi sử dụng như một loại thảo dược chữa nhiều bệnh hiệu quả.
- Theo y học hiện đại
Chè dây có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày
Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây thuốc được coi là tác dụng chính và được biết đến nhiều nhất.
Trong thành phần của cây dược liệu có chứa flavonoid và tanin có tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Khi vào dạ dày, tanin sẽ kết hợp với protein tạo thành phức hợp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Khi sử dụng chè dây và các sản phẩm chế biến từ chè dây sẽ giúp:
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng vì dược liệu có tác dụng giảm tiết acid dịch vị, giúp bệnh nhân cắt cơn đau và các vết loét nhanh liền sẹo hơn.
- Giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng thượng vị
- Giảm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày. Vì cây thuốc chứa nhiều flavonoid có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn.
- Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giúp hạn chế sự tái phát của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Các tác dụng khác của dược liệu
Bên cạnh tác dụng chính là điều trị bệnh viêm dạ dày, chè dây còn rất nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe như:
- Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao: Trà dây giúp hạ huyết áp và điều chỉnh huyết áp từ từ đến mức cho phép, tránh nguy cơ hạ huyết áp thể đứng cho người bệnh nên rất an toàn.
- Chữa bệnh mụn nhọt, rôm sẩy, nóng trong: Vì chè dây có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giúp quá trình thanh lọc giải độc ở gan tốt hơn, nên sẽ làm giảm tình trạng nóng trong, mụn nhọt.
- Chè dây chữa viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng: Cây dược liệu có tính diệt khuẩn, có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên nên có thể tiêu diệt được các vi khuẩn có hại cho răng miệng.
- Công dụng giúp an thần, chữa bệnh mất ngủ: Tác dụng đào thải độc tố và thanh nhiệt cơ thể của chè dây sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng trên các dây thần kinh và sảng khoái tinh thần hơn, từ đó giúp giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn.
- Theo y học cổ truyền
- Trong y học dân tộc, chè dây tính bình, vị thơm mát.
- Công năng của cây thuốc trong đông y đó là: Tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt.
- Chủ trị các bệnh sau: Mụn nhọt, tê thấp, giúp chữa viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan thể hoàng đản, cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc, viêm họng.
Những Bài Thuốc Từ Cây Chè Dây
Cây chè dây có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh như: viêm loét dạ dày – tá tràng, các bệnh về xương khớp, viêm nhiễm…
- Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Để điều trị bệnh đau dạ dày bằng cây thuốc, bạn có thể dùng khoảng 30 đến 50g chè dây pha trà hoặc sắc nước uống mỗi ngày.
Hướng dẫn cách pha trà:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Mỗi lần sử dụng khoảng từ 15 đến 20g chè khô
- Hãm trà: Đầu tiên cho chè dây vào bình và tráng nhanh bằng nước sôi, lắc nhẹ để dược liệu ngấm nước sôi, sau đó bỏ nước này đi.
- Tiếp theo đổ vào bình khoảng 250ml nước sôi.
- Để trà nghỉ khoảng 10 đến 15 phút là có thể uống.
- Có thể uống chè lúc nóng hoặc để nguội, bỏ vào tủ lạnh đều được.
- chữa bệnh mất ngủ, an thần
Để giảm tình trạng mất ngủ do lo lắng, căng thẳng, stress… bạn có thể tham khảo bài thuốc từ dược liệu như sau;
- Chuẩn bị, 50-60g chè dây khô, sắc cùng 4 bát nước đầy.
- Nấu sôi ở lửa nhỏ cho đến khi nước bay hơi còn 1 bát.
- Uống lúc ấm, trước khi ngủ sẽ giúp an thần, ngủ ngon.
- Bài thuốc trị đau nhức, tê thấp
Đây là bài thuốc đơn giản từ cây thuốc có tác dụng giảm đau nhức, tê thấp hiệu quả.
- Lấy một nắm lá chè dây tươi, rửa sạch.
- Dùng cối giã nát, sau đó hơ nóng trên lửa.
- Dùng mảnh vải sạch bọc kín bã thuốc và đắp lên vị trí đau nhức.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Dược Liệu
- Liều lượng trung bình được phép sử dụng của mỗi người trong một ngày là 60-70 gam.
- Thời điểm uống dược liệu cho tác dụng tốt nhất là vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút.
- Không nên uống nước chè dây để qua đêm vì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Cây thuốc phơi khô có màu trắng lốm đốm đặc trưng chứ không phải nấm mốc. Người bệnh cần phân biệt kỹ càng tránh nhầm lẫn.
Kết luận
Bài viết trên có lẽ đã giúp bạn hiểu được một phần về cây chè dây cũng như tác dụng của cây thuốc đối với cơ thể. Các bài thuốc trên là các bài thuốc dân gian, hiệu quả tác dụng của nó tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người bệnh.