Bệnh Mạch Vành: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Rate this chung-benh

Bệnh động mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, căn nguyên gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, bệnh mạch vành đang có xu hướng gia tăng cao, xuất hiện ở cả người trẻ tuổi. Vậy bệnh mạch vành là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách phòng tránh bệnh hiệu quả?

BỆNH MẠCH VÀNH

Bệnh động mạch vành là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm. Cùng Y Cổ Truyền tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh Mạch Vành Là Gì?

Bệnh Mạch Vành Là Gì?

Bệnh tim mạch vành (BTMV) là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi các mảng xơ vữa, dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Lưu lượng máu và oxy đến tim giảm gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ (thiếu máu cơ tim).

Triệu Chứng Bệnh Mạch Vành Sớm Nhất

Triệu Chứng Bệnh

Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu nhận biết sớm nhất và là triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành. Đau có thể thoáng qua, gây khó thở nhưng có khi bó chặt, thắt nghẹt, đè ép trong lồng ngực. Đau có thể sau xương ức, tim, giữa ngực hoặc lan lên vai, cổ, cánh tay bên trái. Thời gian cơn đau xuất hiện thường rất ngắn, 10 – 30 giây hoặc vài phút. Một số trường hợp, cơn đau kéo dài trên 15 phút, không có dấu hiệu thuyên giảm thì có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.

Một số triệu chứng bệnh tim mạch vành khác:

  • Người bệnh thấy hồi hộp, hụt hơi.
  • Thường xuyên chóng mặt, hoảng hốt.
  • Mệt ở ngực, xuất hiện cơn đau ngực kèm theo buồn nôn.

Nguyên Nhân Bệnh Mạch Vành

Nguyên Nhân Bệnh Mạch Vành

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh động. Tuy nhiên được chia thành 2 nhóm:

  1. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:
  • Tuổi tác: Động mạch ở người lớn tuổi rất dễ bị tổn thương và trở nên hẹp hơn.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có người thân mắc bệnh tim mạch, đột quỵ thì nguy cơ bạn cũng mắc các bệnh này cao hơn.
  1. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:
  • Cao huyết áp.
  • Hút thuốc, rượu bia.
  • Tăng cholesterol máu (lượng mỡ trong máu cao).
  • Tiểu đường, kháng insulin.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Lười vận động.

Bệnh Mạch Vành Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh Mạch Vành Có Nguy Hiểm Không?

Người bệnh tim có thể bị tử vong ngay lập tức hoặc trong vài giờ động mạch vành bị tắc nghẽn, trước khi xuất hiện nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, sinh hoạt bởi các cơn đau thắt ngực triền miên cùng nhiều biến chứng mãn tính như:

  • Suy tim: Biến chứng nguy hiểm, xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim. Các triệu chứng đi kèm biến chứng suy tim thường là ho khan, phù, mệt mỏi, khó thở.
  • Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc hỗn hợp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Đau thắt ngực: Có 2 loại đau thắt ngực gồm: cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nào đó và cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xảy ra cả lúc nghỉ ngơi, gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không điều trị kịp thời.

Cách Phòng Ngừa Bệnh Mạch Vành Hiệu Quả

Cách Phòng Ngừa Bệnh

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh động mạch vành tốt hơn. Theo đó, người bệnh nên:

  • Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… và giảm ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền… đều đặn 30 phút mỗi ngày.
  • Nếu thừa cân, béo phì, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để giảm cân về số cân nặng lý tưởng.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.
  • Theo dõi và điều trị triệt để các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu.
  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần dự phòng tái phát bệnh.

Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở tim cũng như những căn nguyên tiềm ẩn gây bệnh tim. Chẩn đoán sớm bệnh và chữa trị ngay từ đầu không chỉ tăng khả năng hồi phục, tránh bệnh tiến triển nặng mà còn tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian điều trị.

Bệnh Mạch Vành Nên Ăn Gì?

Bệnh Mạch Vành Nên Ăn Gì?

  • Thực phẩm chống oxy hóa, giảm viêm
  • Trái cây có nhiều màu sắc.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch.
  • Dầu mè, oliu, dầu đậu nành.
  • Cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ giàu Omega-3 có khả năng chống viêm cao.
  • Rau xanh như súp lơ, cải bó xôi, rau bina, cải xoăn là thực phẩm có nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa.
  1. Thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu

Gừng, tỏi, hành tây và các loại trái cây như nho, việt quất, dâu tây, cam thảo đều chứa nhiều salicylate – chất ngăn ngừa hình thành cục máu động và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

  1. Thực phẩm giảm cholesterol

Là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm hấp thụ cholesterol tại ruột và thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol ra khỏi máu.

  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen.
  • Các loại rau xanh có độ nhớt như rau mồng tơi, rau đay.
  • Các loại họ đậu như đậu đen, đậu hà lan, đậu đỏ.
  • Các loại trái cây như lê, ổi, cam, đu đủ.

Đặc biệt, người bệnh mạch vành nên ưu tiên các món hấp, luộc, rau trộn thay vì chiên xào, rán. Ngoài ra cũng nên hạn chế dùng bơ, sốt mayonnaise, muối, bột canh trong chế độ ăn uống mỗi ngày.

Kết luận

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh động căn bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị cũng như hạn chế các biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh. Vì vậy, người bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh nên tầm soát tim mạch 6 tháng/lần để kiểm soát tiến triển bệnh tốt hơn.