Bên cạnh bệnh suy thận là gì? phương pháp điều trị nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát các triệu chứng của bệnh là mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết sau đây Y Cổ Truyền sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng hàng ngày dành cho người bị suy thận.
BỆNH SUY THẬN
Bệnh suy thận mang tới rất nhiều phiền muộn cho người bệnh như người suy thận nên ăn gì, thực phẩm tốt cho thận là gì hay cần lưu ý gì trong chế độ ăn
Bệnh Thận Là Gì?
Tình trạng suy giảm chức năng của thận được gọi là suy thận hay tổn thương thận. Suy thận do nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau gây nên.
Người ta thường chia thành 2 nhóm bệnh theo thời gian mắc bệnh là suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn).
Suy Thận Có Chữa Được Không?
- Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.
- Người bệnh bị suy thận nặng khi chức năng thận giảm đến 90% và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
- Đa phần các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
- Thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn nếu không chữa trị, mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp
- Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng
- Bệnh tim mạch
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
- Thiếu máu
- Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật
- Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn
Nguyên Nhân Gây Suy Thận
- Nguyên nhân suy thận cấp
Có ba cơ chế chính dẫn đến suy thận cấp:
- Thiếu lưu lượng máu đến thận
- Những bệnh lý tại thận gây ra
- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận
Những nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Mất máu do chấn thương
- Mất nước
- Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc
- Biến chứng trong thai kỳ, như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP
- Nguyên nhân gây suy thận mạn
- Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp
- Viêm cầu thận
- Viêm ống thận mô kẽ
- Bệnh thận đa nang
- Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư
- Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận
- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần
Thực Đơn Phòng Chữa Trị Bệnh Thận
- Thực đơn ngày 1
- Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1600 kcal
- Lượng đạm: 60g
Bữa sáng: Miến xào thịt nạc
- Miến: 60g
- Thịt heo: 30g (3 miếng nhỏ, mỏng)
- Rau cải ngọt: 100g
- Dầu ăn: 10ml (2 muỗng canh)
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 100g (2 nửa chén cơm)
- Thịt heo luộc: 30g (3 miếng mỏng vừa)
- Tôm rang tỏi: 30g
- Cải thảo luộc: 100g (1/2 chén rau)
- Dầu ăn: 3ml (1/2 muỗng canh)
Bữa xế (15h):
- Xoài chín: 100g
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 100g (2 nửa chén cơm)
- Cá trắm xốt: 80g
- Thịt xay: 20g
- Củ cải luộc: 100g
- Dầu ăn: 7ml (1.5 muỗng canh)
- Thực đơn ngày 2
- Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal
- Lượng đạm: 60g
Bữa sáng: Miến xào thịt bò
- Miến: 60g
- Thịt bò: 35g (5 – 6 miếng nhỏ, mỏng
- Rau cải ngọt: 100g
- Dầu ăn: 10ml (2 muỗng canh)
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt heo luộc: 60g (6 – 7 miếng mỏng vừa)
- Nem rán: 1 cái (20g thịt)
- Củ cải luộc: 150g
- Dầu ăn: 5ml
- Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)
Bữa xế (15h): Khoai lang luộc chấm đường
- Khoai lang luộc: 150g
- Đường kính: 10g (1 thìa, thìa 10ml)
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 50g (3 – 4 miếng nhỏ, vừa)
- Chả lá lốt: 01 cái (20g thịt)
- Bí xanh luộc: 100g
- Dầu ăn: 7ml
- Thực đơn ngày 3
- Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal
- Lượng đạm: 70g
Bữa sáng: Phở xào thịt bò
- Bánh phở: 180g
- Thịt bò: 35g (5 – 6 miếng nhỏ, mỏng)
- Rau cải ngọt: 100g
- Dầu ăn: 10ml
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt heo luộc: 60g (6 – 7 miếng mỏng vừa)
- Nem rán: 1 cái (20g thịt)
- Củ cải luộc: 150g
- Dầu ăn: 5ml
Bữa xế (15h):
- Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120gThịt rim: 50g (3 – 4 miếng nhỏ, vừa)
- Chả lá lốt: 1 cái (20g thịt)
- Bí xanh luộc: 100g
- Dầu ăn: 10ml
- Thực đơn ngày 4
- Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal
- Lượng đạm: 80 – 85g
Bữa sáng: Phở bò
- Bánh phở: 180g
- Thịt bò: 50g (10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
- Hành lá, rau thơm
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt heo luộc: 60g (6 – 7 miếng mỏng vừa)
- Nem rán: 2 cái (40g thịt)
- Củ cải luộc: 150g
- Dầu ăn: 7ml
Bữa xế (15h):
- Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 60g (4 – 5 miếng nhỏ, vừa)
- Chả lá lốt: 2 cái (40g thịt)
- Bí xanh luộc: 150g
- Dầu ăn: 10ml
- Thực đơn ngày 5
- Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1900 – 2000 kcal
- Lượng đạm: 70g
Bữa sáng: Phở bò
- Bánh phở: 180g
- Thịt bò: 40g (8 –9 miếng nhỏ, mỏng)
- Hành lá, rau thơm
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 160g
- Đậu hũ nhồi thịt: Thịt nạc: 15g, đậu hũ 1/2 bìa (30g)
- Cá bống chiên: 50g (3 con vừa)
- Rau luộc: 100g
- Dầu ăn: 15ml
- Thanh long: 100g
Bữa xế (15h): Khoai sọ luộc chấm đường
- Khoai sọ: 120g (2 củ nhỏ)
- Đường kính: 10g
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 65g (5- 6 miếng vừa mỏng)
- Mọc xốt: 1 viên (30g)
- Rau luộc: 150g
- Dầu ăn: 10ml
- Thực đơn ngày 6
- Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1900 – 2000 kcal
- Lượng đạm: 80g
Bữa sáng: Phở bò
- Bánh phở: 180g
- Thịt bò: 50g (10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
- Hành lá, rau thơm
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 160g
- Đậu phụ nhồi thịt: Thịt nạc: 30g, đậu phụ 1 bìa (60g)
- Cá bống chiên: 60g (3 con vừa)
- Rau luộc: 100g
- Dầu ăn: 15ml
- Thanh long: 100g
Bữa xế (15h):
- Khoai lang luộc: 100g (1 củ nhỏ)
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 60g (5- 6 miếng vừa mỏng)
- Mọc xốt: 1 viên (30g)
- Rau luộc: 100g
- Dầu ăn: 10ml
- Thực đơn ngày 7
- Lượng dinh dưỡng cần nạp: 1900 – 2000 kcal
- Lượng đạm: 90g
Bữa sáng: Phở bò
- Bánh phở: 200g
- Thịt bò: 50g (10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
- Hành lá, rau thơm
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 160g
- Cá trắm chiên: 100g
- Mọc xốt: 04 viên (80g thịt)
- Rau luộc: 100g
- Dầu ăn: 15ml
Bữa xế (15h):
- Thanh long: 100g
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt luộc: 50g (4- 5 miếng vừa mỏng)
- Đậu phụ nhồi thịt: Thịt nạc 30g, đậu phụ 1 bìa 60g
- Bí xanh luộc: 100g
- Dầu ăn: 5ml
Người Bị Suy Thận Nên Lưu Ý Gì Trong Chế Độ Ăn?
- Giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày
Người bị suy thận nên ăn ít đi những thực phẩm có thành phần đạm trong bữa cơm như thịt, cá, sữa, trứng, đậu đỗ, rau ngót, giá đỗ,… Với những bệnh nhân có cân nặng từ 50 tới 55 kg, chỉ nên cung cấp chất đạm cho cơ thể với 50g lượng thịt, cá và khoảng 250ml sữa mỗi ngày.
- Sử dụng đường và chất béo tự nhiên
Tiêu thụ đường bằng cách sử dụng mía, mật ong, trái cây, uống sữa để bổ sung canxi. Bổ sung chất béo khoảng 30-40g 1 ngày, nên dùng chất béo từ thực vật như quả bơ, dầu oliu, dầu lạc,…
- Hạn chế dùng nhiều muối trong khẩu phần ăn
Người bệnh suy thận cần ăn càng nhạt càng tốt, hạn chế dùng muối và bột ngọt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các món ăn chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối,…
- Hạn chế dùng thực phẩm có chứa chất kali
Kali đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng những người bị suy thận cần phải hạn chế kali để tránh làm tăng mức độ kali trong máu và gây nguy hiểm.
- Chú ý lượng nước uống hàng ngày
Uống nhiều hay ít nước khi chức năng thận bị suy giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Bởi vậy, đối với người bị suy thận, lượng nước cung cấp cho cơ thể còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
- Đối với người có nước tiểu ít: Phải uống nhiều nước, thậm chí là cần truyền nước.
- Đối với người bị đái tháo nhạt, tiểu nhiều: Bổ sung lượng nước phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
- Đối với người bị suy thận nặng: Hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận. Việc bổ sung lượng nước sẽ tùy theo nhu cầu của người bệnh.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về dinh dưỡng cho người bị suy thận để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Thận là cơ quan nội tạng rất quan trọng với cơ thể nên bạn hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để bảo vệ bộ phận này nhé.