Huyệt Hợp Dương là một huyệt thuộc vùng chân, nằm trên đường kinh bàng quang. Huyệt này có tác dụng điều trị các triệu chứng đau lưng, đau mỏi hai chi dưới và hỗ trợ điều trị liệt hai chi dưới.
Huyệt Hợp Dương
Để tìm hiểu về vị trí cũng như công dụng của huyệt Hợp Dương, mời bạn đọc kham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền.
Huyệt Hợp Dương Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt đạo đó là: Hợp = gom lại. Dương = khác với Âm, ý chỉ túc Thái Dương. Ủy Trung là huyệt Hợp của kinh Bàng Quang, huyệt ở gần huyệt Ủy Trung, nơi khí của kinh cùng tụ lại, vì vậy gọi là Hợp Dương.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 55 của kinh Bàng quang.
Vị Trí Huyệt Đạo
Ở đỉnh của góc dưới tứ giác kheo chân tạo nên bởi phần trên cơ sinh đôi ngoài, giữa mặt sau đầu trên xương chày. Từ huyệt ủy Trung (Bq 40) đo thẳng xuống 2 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là góc của 2 cơ sinh đôi, bờ trên cơ kheo, giữa mặt sau đầu trên xương chày.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Tác Dụng Của Huyệt Đạo
Cường yêu, ích Thận, thư cân, hoạt lạc, điều lý mạch Xung, mạch Nhâm.
Chủ trị
Trị lưng và chân đau mỏi, chi dưới liệt, băng lậu.
Châm cứu
Châm thẳng 1–1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối Trung Khích (Ủy Trung – Bq 40) trị đồi sán, bụng trên và dưới đau, trường tích (Thiên Kim Phương).
2. Phối Giao Tín (Th 8) trị phụ nữ thiếu khí, hạ huyết (Bách Chứng Phú).
Tham khảo
“Phụ nữ rong kinh do thiếu khí, không có kinh nguyệt: dùng Hợp Dương” (Bách Chứng Phú).
Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của huyệt đạo Hợp Dương, từ đó có cách ứng dụng tốt trong việc điều trị bệnh lí.