Huyệt Kinh Cừ là một trong những huyệt đạo trên cơ thể con người. Trong Đông Y, thường dùng huyệt đạo này để điều trị một số bệnh lí về bàn tay và cổ tay đau, ngực đau, họng đau, ho, suyễn.
HUYỆT KINH CỪ
Dưới đây là những thông tin được Y Cổ Truyền tổng hợp về vị trí cũng như tác dụng của huyệt Kinh Cừ để bạn đọc kham khảo.
Huyệt Kinh Cừ Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Kinh Cừ đó là: Huyệt nằm ở rãnh (Cừ) mạch quay và gân cơ tay, giống như cái rạch ở giữa 2 đường kinh, vì vậy gọi là Kinh Cừ.
Tên gọi khác
Kinh Cự.
Xuất xứ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
Đặc tính
- Huyệt thứ 8 của kinh Phế.
- Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
- Huyệt quan trọng để phát hãn.
Vị Trí Huyệt Kinh Cự
Trên lằn chỉ cổ tay 1 thốn, ở mặt trong đầu dưới xương quay.
Xem thêm:
Giải phẫu
- Dưới da là rãnh mạch quay. Rãnh tạo nên bởi gân cơ ngửa dài và mặt trong đầu dưới xương quay (ở ngoài), gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung nông (ở trong), gân cơ gấp riêng ngón tay cái và cơ sấp vuông (ở đáy rãnh).
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng Huyệt Kinh Cự
Tuyên Phế, giáng khí, sơ phong, giải biểu.
Chủ trị
Trị bàn tay và cổ tay đau, ngực đau, họng đau, ho, suyễn.
Châm Cứu Huyệt Kinh Cự
Châm thẳng hoặc xiên 0,3 – 0,5 thốn. Ôn cứu 3 – 5 thốn.
Phối hợp huyệt
1. Phối Khâu Khư (Đ 40) trị ngực và lưng đau, họng khò khè (Thiên Kim Phương).
2. Phối Hành Gian (C 2) trị ho, cổ ngứa (Thiên Kim Phương).
3. Phối Ngư Tế (P 10) + Thông Lý (Tm 5) trị mồ hôi không ra được (Loại Kinh Đồ Dực).
Ghi chú
Tránh châm sâu vào xương và động mạch. Sách Giáp Ất ghi không cứu vì có thể ảnh hưởng đến thần minh.
Tóm lại, để tác dụng tốt nhất lên huyệt đạo Kinh Cừ, người bệnh nên đến những cơ sở uy tín để điều trị bệnh, tránh tự châm cứu tại nhà dẫn đến những hậu quả không tốt cho sức khỏe.