Những Bài Thuốc Trị Bệnh Bằng Trái Cây

Rate this bai-thuoc-hay

Bài Thuốc Hay Chữa Bệnh Bằng Chuối Tiêu

Phần 1: Đặc tính và cách sử dụng những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây

Một số bài thuốc dùng chuối tiêu:

  • Cao huyết áp: Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 1-2 quả, liền trong 2 tháng.
  • Loét dạ dày: Chuối xanh sấy khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 gam.
  • Ngứa da: Sắc vỏ chuối lấy nước rửa.
  • Bỏng da: Dùng dầu chuối bôi, ngày 1-3 lần.
  • Táo bón: Quả chuối 250 gam, ăn trước khi ngủ.
  • Mụn nhọt: Lá chuối tiêu tươi giã nát, vắt lấy nước bôi.
  • Nứt nẻ da chân tay: Chuối tiêu 1 quả, chuối nhừ càng tốt, sấy nóng. Mỗi buổi tối rửa tay chân bằng nước ấm, xoa chuối vào chỗ đau, dùng liên tục sẽ khỏi.

Tác dụng trị ho, tiêu đờm của lê xưa nay đã được thừa nhận. Việc ăn lê giúp nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng, nhuận tràng, chữa nhọt, giã rượu với hiệu quả khá cao.

Các Bài Thuốc Dùng Quả Lê

  • Ho khan do phế nhiệt: Lê vài quả bỏ hạt, giã nhỏ, cho đường phèn vào trong, hấp cách thủy đến khi tan đường thì ăn; thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho.
  • Ho nhiều đờm lẫn máu: Lấy 1,5 kg lê bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải vào trộn đều. Mỗi lần lấy ra 2-3 thìa con hòa nước sôi uống. Thuốc có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, tan đờm.
  • Ợ hơi: Lê 1 quả, đinh hương 15 hạt, đem bỏ hạt lê, cho đinh hương vào trong, bọc 4-5 lần giấy ướt, om nhừ để ăn.
  • Viêm khí quản: Lê 2 quả, bột xuyên bối 10 gam, đường phèn 30 gam. Bỏ hạt lê, cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, hấp ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và tối.
  • Đau mắt sưng đỏ: Ngâm hoàng liên vào nước lê ép, nhỏ vào mắt ngày vài lần.
  • Tiêu đờm, thông đại tiện: Dùng nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước hạt mạch, nước ngó sen khuấy đều, uống nguội hoặc đun nóng.
  • Chữa hôi miệng: Trước khi ngủ ăn 2 quả lê.
  • Trẻ em bị phong nhiệt, chán ăn: Lê 3 quả rửa sạch, thái miếng, đổ 3 lít nước, đun đến khi cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn.

Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Bằng Quýt

  • Chữa cảm mạo: Vỏ quýt tươi 30 gam, phòng phong 15 gam, đổ 3 cốc nước, sắc lấy 2 cốc, hòa đường trắng uống lúc nóng 1 cốc, sau nửa giờ hâm nóng uống tiếp 1 cốc còn lại.
  • Chữa nôn mửa: Vỏ quýt 10 gam, lá tỳ bà 15 gam, bọc vải, sắc nước uống.
  • Viêm tuyến sữa: Hạt quýt tươi 30 gam, cho ít rượu, rang khô, đổ nước sắc uống.
  • Ho nhiều đờm: Cát hồng (một loại vỏ quýt chế) 10 gam, bột xuyên bối 3 gam, lá tỳ bà chế 15 gam, sắc uống.
  • Sa nang, sưng tinh hoàn: Hạt quýt, tiểu hồi hương lượng bằng nhau, rang vàng, tán bột, mỗi ngày uống 3-6 gam với rượu ấm.
  • Đau lạnh bụng: Trần bì 6 gam, ô dược 3 gam, gừng 3 gam, sắc uống.
  • Kém ăn: Trần bì 6 gam, tiêu tam tiên 6 gam, kê nội kim (màng mề gà) 6 gam, sắc uống.
  • Đau chướng mạng sườn: Xơ quýt (cát lạc) 10 gam, vỏ quýt xanh 10 gam, hương phụ 10 gam, sắc uống.

Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Bằng Dứa

  • Viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30 gam sắc uống.
  • Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.
  • Viêm thận: Dứa quả 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam, sắc uống thay nước chè.
  • Rối loạn tiêu hóa: Dứa 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.
  • Viêm phế quản: Dứa quả 120 gam, mật ong 30 gam, lá tỳ bà 30 gam, sắc uống.
  • Dưa hấu – chúa tể của các loài dưa trong mùa hè