Cây kim sương được sử dụng để điều trị vết thương, chữa tê thấp, teo cơ, kinh nguyệt không đều, sớt… Để hiểu rõ hơn các thông tin về loại thảo dược này, hãy cùng y cổ truyền theo dõi bài viết về cây kim sương sau đây.
KIM SƯƠNG
Trong trường hợp sử dụng cây kim sương để trị chứng đau nhức cơ, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để tăng hiệu quả điều trị.
Thông Tin Cần Biết Về Cây Kim Sương
- Tên tiếng Việt: Kim sương, Tiêu rừng, ớt rừng, Vọt cày, Hang chang (Mường), Mán chỉ, Xoan đào, Cây méo, Chăm sao (Thái), Mác khèn, Mạy slam (Tày)
- Tên khoa học: Micromelum falcatum (Lour.) Tan
- Họ: Rutaceae (Cam)
- Công dụng: Chữa ho, hen, tê thấp, suy nhược thần kinh, chân tay co quắp (Rễ sắc uống). Đau họng (Vỏ cây ngậm). Cảm, rắn cắn (Lá). Rễ và lá sắc nước uống chữa kinh nguyệt không đều, sốt, tê thấp.
Mô tả cây
- Cây nhỏ hay nhỡ. Cành lúc non có lông mịn, sau nhẵn.
- Lá màu lục vàng nhạt, mọc so le, 7-9 lá chét, lệch ở phía cuống, phiến lá nhẵn trừ mật trên gân chính và gân lớn ở mặt dưới.
- Hoa trắng hay vàng nhạt, mọc thành cụm ngắn hơn lá. Cánh hoa chỉ hơi có lông hay không có lông.
- Quả hình trứng, khi chín có màu vàng hay màu vàng cam, nhẵn, trong có 2-3 ngăn. Mỗi ngăn chứa một hạt.
- Mùa ra hoa : tháng 12-1.
Đặc Điểm Hình Thái Và Phân Bố
- Đặc điểm hình thái:
Cây thân gỗ có hình dáng nhỏ hoặc nhỡ. Trên các nhánh có các lông đen rồi nhẵn. Lá dạng kép lông chim lẻ, màu lục vàng, gồm có khoảng 7 – 9 lá chét, có hình ngọn giáo nhưng không cân đối ở phần gốc. Mũi lá nhọn sắc, kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn. Tuy nhiên, phần gân giữa ở mặt trên và những lớn ở mặt dưới sẽ không được nhẵn.
- Phân bố:
Loại cây này xuất hiện phổ biến ở các nước Đông Dương như Trung Quốc, Malaixia, Việt Nam… trong các vùng thưa hoặc vùng rừng núi. Ở nước ta, cây kim sương mọc hoang rất nhiều ở các vùng đồi núi của các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Tây, Cao Bằng, Thanh Hóa, Lạng Sơn…
Bộ Phận Dùng, Thu Hái, Chế Biến
- Bộ phận dùng: Lá, rễ
- Thu hái và chế biến: Lá cây kim sương thường được dùng ở dạng tươi. Rễ sau khi được thu hoạch sẽ đem về rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.
Thành Phần Hóa Học
Dựa trên các kết quả thu được từ các thí nghiệm cho thấy trong lá và quả của cây mán chỉ có chứa tinh dầu. Hoa có mùi thơm của acid prussic.
Công Dụng Của Cây Kim Sương
Cây kim sương có các công dụng sau đây:
- Lá được dùng để trị rắn độc cắn, cảm mạo, các vết thương bị nhiễm trùng, các vết cắn của sâu bọ, chữa tê thấp, teo cơ. Một vài nơi khác còn dùng loại cây này để chữa kinh nguyệt không đều, sốt.
- Rễ được dùng để điều trị tức ngực, ho hen, chân tay co quắp, phong thấp tê bại, vết thương do dao chém.
Bài Thuốc Chữa Bệnh Bằng Cây Kim Sương
Tùy vào mục đích sử dụng mà các bài thuốc chữa bệnh từ cây kim sương cũng được áp dụng theo các cách khác nhau. Cụ thể như sau:
- Trị đau nhức, teo cơ
Lấy 50g rễ cây méo sao vàng, cho chúng vào bình thủy tinh. Đổ thêm khoảng 500ml cồn 40 độ vào rồi đậy nắm kín, ngâm trong vòng 1 tuần lễ. Sau thời gian đó, hãy dùng rượu này để xoa bóp lên vị trí cần điều trị, thực hiện thường xuyên sẽ thấy mang đến tác dụng tốt.
- Chữa vết thương, vết loét, vết rắn và các côn trùng cắn
Chuẩn bị lá cây kim sương tươi, rửa sạch, giã nát. Sau đó dùng nó để đắp lên vết thương. Kiên trì thực hiện để mang lại tác dụng tốt.
- Trị kinh nguyệt không đều, cảm mạo, sốt
Để điều trị các tình trạng này, lấy khoảng 7 – 10g rễ cây kim sương cho vào ấm, sắc lên với nước để uống mỗi ngày.
Trên đây là các thông tin tham khảo về cây kim sương và một số bài thuốc từ loại cây này. Để được cung cấp một cách chính xác và đầy đủ nhất về loại cây này, vui lòng trao đổi với các chuyên gia hoặc lương y có kinh nghiệm.
- Vỏ cây kim sương có tác dụng điều trị bệnh lao
Nghiên cứu được tiến hành bởi Chương trình Nghiên cứu Hợp tác về Khoa học Dược phẩm, M/C 781, Khoa Hóa dược & Dược lý, Đại học Dược, Đại học Illinois tại Chicago, Hoa Kỳ. Một hợp chất được xác định là dẫn xuất lactone của axit oleic và được đề xuất với tên gọi micromolide. Hoạt chất này cho thấy hoạt tính chống lao in vitro mạnh đối với H37R, được các nhà nghiên cứu đánh giá đây sẽ là một tác nhân điều trị lao mới tiềm năng.
- Hạt cây kim sương có tác dụng ổn định đường huyết
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Malaysia và Ai Cập, đã tiến hành thử nghiệm dịch chiết từ hạt cây kim sương trên chuột bị tiểu đường. Kết quả cho thấy chiết xuất hạt kim sương có tác dụng chống tăng đường huyết ở chuột bị tiểu đường.
- Chữa đau họng
Vỏ thân chùm hôi sắc đặc, ngậm nuốt dần từng ít một.
- Chữa rắn độc cắn
Lá chùm hôi giã nhuyễn, thêm nước gạn uống, bã đắp lên vết cắn. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện phương pháp này khi đã được bác sĩ sơ cứu và điều trị để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu Ý Khi Dùng Cây Kim Sương Chữa Bệnh
Kim sương mang lại những công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Kim sương là bài thuốc hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng kim sương trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả
- Khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất
Trong trường hợp sử dụng cây kim sương để trị chứng đau nhức cơ, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để tăng hiệu quả điều trị. Với 100% thành phần từ thảo dược, viên uống Gut Metaherb hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau và vết sưng viêm, tấy đỏ tại khớp.
Mua Cây Kim Sương Ở Đâu?
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc mua loại cây này thì hãy liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
Thông tin liên hệ:
- Họ và tên: Lê Hồng Quang
- Địa chỉ: 78/15 Phùng Hưng – Nha Trang – Khánh Hòa
- Sđt: 0973561397
- Website: ycotruyen.vn
- Email: hotro.ycotruyen@gmail.com
Kết luận
Trên đây là một số công dụng chữa bệnh của cây kim sương. Chúng tôi hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích.