Một Dược – Vị Thuốc Quý Tiêu Sưng, Giảm Đau Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

Cây một dược được dùng rộng rãi để điều trị các bệnh lý. Việc tìm hiểu và tham khảo những thông tin liên quan về loại cây thuốc giúp chúng ta biết cách dùng sao cho đúng và hiệu quả hơn.

Là một trong những loại thuốc tốt nhất được sử dụng thường xuyên của người Ai Cập cổ đại. Cũng là một vị thuốc y học giúp chữa huyết lỵ. Vị thuốc luôn có giá trị đồng thời cũng là biểu hiện sự hoà hợp giữa hai nền y học. Ngày nay, tác dụng chủ yếu là giảm viêm, sưng, phù nề, khử trùng và hạ sốt.

MỘT DƯỢC

Một dược – một vị thuốc nam, một loại gia vị của người dân chúng ta hầu như ai cũng biết. Nhưng tác dụng thực của thuốc không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng Y Học Cổ Truyền tìm hiểu xem một dược có tác dụng gì đối với sức khỏe thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cây Một Dược Là Gì?

Một dược cũng được biết đến với tên gọi là mạt dược, thuộc họ Trám. Đây vốn là loại cây lớn, cao khoảng 3m, phân ít cành và lá, mỗi cành đều có hoa

Tên khoa học: Commiphora myrrha (Nees) Engl. cây Burseraceae

Mô tả dược liệu: 

  • Có dạng khối hoặc cục, kích thước không đồng đều, cục lớn dài 6 cm.
  • Mặt ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, có khi trong suốt.
  • Một số khối có màu nâu đen rõ, nhiều dầu, trên phủ bột phấn màu vàng. 
  • Chất rắn cứng mềm.
  • Mặt bị vỡ không bằng phẳng.
  • Có mùi hương lạ. Vị đắng không cay.
  • Loại có màu nâu vàng, mặt vỡ hơi trắng, tinh dầu ấm, hương thơm đậm, vị nhạt, không có tạp là được.
Cây Một Dược Là Gì
Cây Một Dược Là Gì?

Thu hái: 

  • Thu hoạch từ tháng 7 – 9 là tốt nhất vì khi đó lượng Một dược nhiều, phẩm chất tốt; năm sau, khoảng tháng 1 – 3 lại có thể thu hoạch tiếp.
  • Nhựa cây thường có các đường nứt nhỏ ở gốc cây chảy ra, để gia tăng khối lượng nhựa thì người ta khoét sâu vào phần thân và cành lớn.
  • Nhựa mới chảy ra thành nước, đặc như sáp lỏng, màu trắng hoặc vàng nhạt, dần tạo thành khối cục lơ lửng trong không khí, có màu vàng sẫm, màu nâu vàng hay có khi màu đỏ nhạt, cuối cùng là đỏ thẫm.
  • Thu lấy khối nhựa để loại bỏ tạp chất.

Thành Phần Hoá Học Của Mạt Dược

Một dược có chứa các hợp chất như linalyl acetat, 3 – epi-lupenyl acetat, lupeol, 3 – epi – α – amyrin, α – amyron và α – eudesmol acetat, commiferin.

Thành Phần Hoá Học Của Cây
Thành Phần Hoá Học Của Mạt Dược

Ngoài ra có tinh dầu (eugenol l – cresol, cumin aldehyd, pinen, dipenten, limonen, aldehyd cinnamic, heerabolen, acid heerabomyrholic, acid commiphoric, acid commiphorinic, heerabomyrrhol và heeroboresen) .

Ngoài ra, nếu đem thuỷ phân đường sẽ cho arabinose, galactose và xylose.

Cây Một Dược Có Tác Dụng Gì?

1. Theo y học cổ truyền

  • Một dược có mùi thơm, vị đắng nhẹ, tính bình, tác dụng giảm đau, tan viêm, tiêu sưng và làm lên da.
  • Vì vậy, gôm nhựa còn được dùng làm cao dán nhọt có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức và tiêu sưng. Khi dùng đường uống, có tác dụng giảm đau khớp xương và làm thuốc điều kinh. Dùng ngậm trong với liều lượng mỗi lần 0,2 – 1g.

2.Theo y học hiện đại

  • Tác dụng điều trị hen và cảm lạnh

Qua các thử nghiệm lâm sàng dùng liệu pháp khí dung trên mô hình nuôi cấy mô để nghiên cứu về việc tăng cường khả năng miễn dịch, Một dược đã thể hiện các tác dụng điều trị hen, cảm lạnh và ung thư biểu mô mũi họng. Ở phần chuột nhắt trắng béo phì đái tháo đường tuýp 2, cao chiết ether dầu hoả từ trong nhựa cây mạt dược thể hiện hoạt tính hạ glucose máu có thể so sánh được với metformin.

Cây Một Dược Có Tác Dụng Gì
Cây Một Dược Có Tác Dụng Gì?
  • Tác dụng trên tế bào ung thư

Cao methanol của nhựa Một dược có hoạt tính chống bám dính tế bào trên dòng tế bào ung thư A 549. Một furano sesquiterpenoid phân lập từ nhựa Một dược thể hiện hoạt tính độc tế bào yếu với dòng tế bào u vú MCF – 7 trong thử nghiệm nuôi cấy.

  • Độc tính

Thử nghiệm trên 6 chủng Salmonella typhimurium cho thấy Một dược không có tác dụng gây độc mà có hoạt tính chống vi khuẩn.

  • Tác dụng chống oxy hoá

Trong nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hoá, kết quả thử nghiệm với xanh nitro và tetrazolium cho thấy cao chiết có thể làm giảm việc sản xuất anion superoxyd 45%. Cao chiết cũng làm tăng sự sống sót của tế bào sau phơi nhiễm với hydroperoxyd với tỷ lệ 28%.

Một Số Bài Thuốc Từ Cây Thuốc Một Dược

1. Bài thuốc trị vết thương do bị gãy, gân xương đau nhức

Một dược, Đương quy, Nhũ hương, Quế, Xuyên tiêu, Xích minh, tất cả đem tán bột, hoà với mật ong làm viên (Một Dược Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng) .

2. Bài thuốc dùng cho phụ nữ bế kinh thống kinh

Một dược 5gam, Diên hồ sách 10gam, Hương phụ 6gam, Ngũ linh chi 6gam, tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 8 – 10gam, ngày uống 2 đến 3 lần với nước hoặc rượu nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) .

3. Bài thuốc trị đau dạ dày, phụ nữ bế kinh rong kinh

Một dược, Hồng hoa đều 5g, Diên hồ sách, Đương quy đều 10gam, tán bột, mỗi lần uống 6 đến 10gam, ngày 2 lần cùng với rượu nóng hoặc nước ấm (Một Dược Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) .

Một Số Bài Thuốc Từ Loại Thảo Dược Này
Một Số Bài Thuốc Từ Cây Thuốc

4. Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau

Nhũ hương, Một dược đều 5g, Xa hương 0,1 g, Hùng hoàng 3g. Tán bột và làm hoàn, mỗi lần uống 3 đến 6gam, ngày 2 lần với nước ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược) .

5. Bài thuốc trị sưng đau do té ngã

Mạt dược, Nhũ hương đều 5g, Thương môn, Đương quy, Bạch chỉ đều 10g, Xuyên quế, Gừng đều 3g. Tán bột, mỗi lần uống 6 đến 10gam, ngày 3 lần với rượu (Nhũ Hương Một Dược Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược) .

6. Bài thuốc trị lipid máu cao

Chế thành viên bọc nhựa (Một dược 0,1 g) , ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 – 3 viên, uống được 2 tháng đã cho kết quả có tác dụng hạ lipid trong máu.

7. Bài thuốc trị chấn thương lưng gây đau cấp

Một dược, Nhũ hương đồng lượng, tán bột mịn, dùng 30% rượu chế thuốc thành hồ, đắp chỗ đau 1 – 2 lần/ngày thường 3 – 5 ngày là khỏi.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Mạt Dược

  • Không sử dụng dược liệu này ở những bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc để đảm bảo an toàn.
  • Các bài thuốc từ cây một dược chống chỉ định với phụ nữ mang thai vì có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cần thận trọng khi dùng một dược.
  • Không dùng cho sản phụ sau đẻ, vết thương đang lở loét, mụn nhọt đã vỡ bọc mủ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây một dược cũng như tác dụng chữa bệnh của dược liệu này. Tuy nhiên, bài viết ở trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế hoàn toàn lời khuyên của bác sĩ nên bệnh nhân tuyệt đối không được tự tiện dùng những bài thuốc từ loại dược liệu này khi chưa có chỉ định.