Huyệt Hạ Liêu là một trong những huyệt đạo trên cơ thể, theo Y Học Cổ Truyền khi châm cứu vào huyệt đạo này có thể cải thiện một số bệnh như thanh tả nhiệt, lý khí.
HUYỆT HẠ LIÊU
Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí, tác dụng và cách châm cứu huyệt hạ liêu, mời mọi người kham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt hạ Liêu Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Hạ Liêu đó là: Huyệt ở gần (liêu) phía dưới (hạ) xương cùng, vì vậy gọi là Hạ Liêu.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
- Huyệt thứ 34 của kinh Bàng Quang.
- Một trong Bát Liêu huyệt.
Vị Trí Huyệt Hạ Liêu
Nơi lỗ xương cùng thứ 4, điểm giữa huyệt Bạch Hoàn Du (Bq 30) và Đốc Mạch.
Giải phẫu
- Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 4.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S4.
Tác Dụng Huyệt Đạo
Điều kinh, chỉ thống, thông địch nhị tiện.
Chủ trị
Trị bệnh thuộc về cơ quan sinh dục, vùng thắt lưng và xương cùng đau.
Châm cứu huyệt hạ liêu
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 15 phút.
Phối hợp huyệt
- Phối Bàng Quang Du (Bq 28) + Cư Liêu (Đ 29) + Khí Xung (Vi 30) + Thượng Liêu (Bq 31) + Trường Cường (Đc 1) + Yêu Du (Đc 2) trị lưng đau (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
- Phối Độc Âm + Thái Xung (C 3) + Trung Liêu (Bq 33) trị âm hộ đau (Châm Cứu Tập Thành).
- Phối Ẩn Bạch (Ty 1) + Hội Dương (Bq 35) + Lao Cung (Tb 8) + Phục Lưu (Th 7) + Thái Bạch (Ty 3) + Thái Xung (C 3) + Thừa Sơn (Bq 57) + Trường Cường (Đc 1) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Bàng Quang Du (Bq 28) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thận Du (Bq 23) + Trung Cực (Nh 3) trị hành kinh bụng đau, bạch đới (Châm Cứu Học Giản Biên).