Huyệt Hàm Yến là huyệt đạo thứ 4 thuộc Đởm kinh ( G4). Trong Đông Y thường dùng để điều trị các chứng bệnh về đau nữa đầu, hoa mắt, đau khóe mắt ngoài, ù tai mang lại hiệu quả rất tốt cho cơ thể bệnh nhân.
HUYỆT HÀM YẾN
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ làm rõ hơn về vị trí, công dụng của huyệt Hàm Yến này, để mọi người có thể kham khảo để cải thiện tình trạng của cơ thể bệnh nhân phía dưới.
Huyệt Hàm Yến Là Gì?
Ý nghĩa tên huyệt hàm yến:
- Hàm = gật đầu. Yến = duỗi ra. Huyệt ở vị trí khi khớp hàm dưới chuyển động thì cơ được duỗi ra, vì vậy gọi là Hàm Yến (Trung Y Cương Mục).
- Huyệt ở nơi cong trước bờ trên xương thái dương, giữa huyệt Huyền Lư và Đầu Duy. Hàm có nghĩa là góc trán, Yến có nghĩa là hợp lại. Huyệt ở góc trán, nơi mà khi ngậm miệng lại sờ vào có cảm giác động đậy, vì thế gọi là Hàm Yến” (Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giảng).
Xuất xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính:
- Huyệt thứ 4 của kinh Đởm.
- Huyệt Hội với kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.
Xem thêm:
Vị Trí Huyệt Đạo
Trong chân tóc vùng thái dương, nơi có di động khi há miệng nhai, huyệt Đầu Duy (Vi 8) đo xuống một thốn, tại 1/4 trên và 3/4 dưới của đoạn nối huyệt Đầu Duy và Khúc Tân (Đ 7).
Giải phẫu huyệt vị:
- Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
- Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng Của Huyệt
Sơ phong, thanh nhiệt, chữa bệnh trấn kinh, chỉ thống, tim mạch.
Chủ trị:
Trị chữa bệnh nửa đầu đau, chóng mặt, tai ù, liệt mặt, tim mạch.
Cách Châm Cứu
Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút.
Chú ý: Khi cứu không được gây bỏng.
Phối hợp huyệt Hàm Yến
Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Huyền Lư (Đ 5) + Huyền Ly (Đ 6) trị đầu đau kinh niên (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Xem thêm:
Qua những thông tin trên của ycotruyen, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vị trí cũng như cách châm cứu chữa bệnh huyệt đạo này, từ đó có thể áp dụng để cải thiện tình hình sức khỏe bản thân và gia đình.