Huyệt Huyền Ly là huyệt đạo thứ 6 thuộc kinh Đởm ( G 6). Huyệt này trong Đông Y thường dùng để phục hồi đúng chức năng bình thường của đầu và các cơ quan của đầu như : đau nhức nửa đầu, đau khóe mắt ngoài.
HUYỆT HUYỀN LY
Bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vị trí, tác dụng cũng như cách châm cứu của huyệt Huyền Ly.
Huyệt Huyền Ly Là Gì?
Ý nghĩa: Ly ý chỉ trị lý. Huyệt ở 2 bên đầu (huyền), có tác dụng trị đầu đau, chóng mặt, vì vậy gọi là Huyền Ly (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính:
Huyệt thứ 6 của kinh Đởm.
Vị Trí Huyệt Đạo
Ở điểm nối 3/4 trên và 1/3 dưới của đoạn nối huyệt Đầu Duy (Vi 8) và Khúc Tân (Đ 7), sát động mạch Thái Dương nông, dưới Huyền Lư 0,5 thốn.
Giải phẫu:
Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng
Thông khiếu, hành khí.
Chủ trị:
Trị đầu đau, răng đau, mặt phù, thần kinh suy nhược.
Cách Châm Cứu
Châm luồn dưới da 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.
Cách phối hợp huyệt vị:
1.Phối Cưu Vĩ (Nh 15) trị nửa đầu đau do nhiệt (Thiên Kim Phương).
2.Phối Thúc Cốt (Bq 65) trị điên (Thiên Kim Phương).
3.Phối Hạ Quan (Vi 7) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Nghênh Hương (Đtr 20) + Thủy Câu (Đc 26) trị thần kinh tam thoa đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Tóm lại, Huyệt đạo Huyền Ly có vai trò quan trọng trong việc chữa trị các chứng bệnh về đầu, thần kinh. Việc hiểu rõ vị trí và cách châm cứu huyệt vị này chính xác có thể cải thiện tình hình người bệnh tốt hơn.