Huyệt Hiệp Bạch là huyệt thứ 4 của đường kinh phế, huyệt này có vị trí tương đối dễ xác định, được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực Y Học Cổ Truyền để điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau nhức tại vùng trước ngoài cánh tay. Để tìm hiểu về Công dụng và cách chữa trị của huyệt Hiệp Bạch mời bạn đọc kham khảo bài viết dưới đây.
HUYỆT HIỆP BẠCH
Sau đây là những câu hỏi về huyệt đạo này được Y Cổ Truyền giải đáp dưới đây
Huyệt Đạo Hiệp Bạch Là Gì?
Trong Y Cổ Truyền, ý nghĩa huyệt hiệp bạch với “hiệp” ý chỉ huyệt ở gần vị trí của cơ nhị đầu cánh tay và “bạch” nghĩa là màu trắng (Trích Trung y cương mục).
Huyệt có xuất xứ từ Giáp ất kinh với các đặc tính sau:
- Là huyệt thứ 4 của đường kinh phế;
- Biệt của Thái Âm (Giáp ất kinh);
- Huyệt có tác dụng tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân.
Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?
Huyệt đạo Hiệp Bạch nằm ở mặt trong của cánh tay, vị trí gặp nhau của bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay và đường nằm ngang phía dưới nách trước 4 thốn ngón tay. Huyệt này nằm trên khớp khuỷu tay (vị trí của huyệt Xích trạch) 5 thốn và nằm phía dưới huyệt Thiên phủ 1 thốn.
Về giải phẫu huyệt dưới da ta sẽ thấy :
- Bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay trước và đi sâu hơn là bờ ngoài của xương cánh tay.
- Thần kinh vận động cơ vùng huyệt đạo chính là các nhánh của sợi thần kinh cơ da.
- Da vùng huyệt đạo được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác Dụng Chính Của Huyệt Đạo Hiệp Bạch
Có 3 tác dụng chính như sau:
1. Tác dụng tại chỗ
Khi tác động vào huyệt giúp bạn giảm nhanh các cơn đau nhức khó chịu ở mặt trước cánh tay do nguyên nhân chấn thương, lao động mạnh hay suy giảm chức năng cơ. Huyệt này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực Y Học Cổ Truyền để điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau nhức tại vùng trước ngoài cánh tay.
Một số bệnh lý ứng dụng việc châm cứu huyệt đạo hiệp bạch là: Đau đám rối thần kinh cánh tay, cơ, khớp, thần kinh…
2.Tác dụng theo đường kinh phế
Đường kinh phế xuất phát từ huyệt Trung phủ (nằm ở khoang liên sườn II giao với rãnh delta ngực), đi xuống mặt trước ngoài của cánh tay, vòng qua khuỷu tay xuống cẳng tay, sau đó đi qua cổ tay và mô cái ở mặt gan tay và tận cùng ở phần phía ngoài chân móng của ngón tay cái.
Nói đến đường kinh phế thường đề cập đến vấn đề liên quan đến mũi – họng và đường hô hấp.
Tác động vào bất cứ huyệt nào trên đường kinh phế cũng có thể điều trị các bệnh lý sức khỏe về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khó thở, viêm long đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, viêm phổi…
3.Tác dụng toàn thân
Một tác dụng toàn thân của huyệt đạo Hiệp Bạch chính là điều trị bệnh chảy máu mũi. Chảy máu mũi có nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần loại trừ các bệnh lý thực thể như: tim mạch, máu, xơ gan, suy thận… hay trường hợp bệnh nhân đang dùng các loại thuốc gây rối loạn đông máu. Vì các bệnh lý trên phải điều trị căn nguyên mới chữa khỏi bệnh, châm cứu huyệt ít có tác dụng.
Châm Cứu
Châm thẳng 05 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyệt Hiệp Bạch, từ đó có những phương pháp chữa trị đúng đắn và hiệu quả cải thiện sức khỏe.