Huyệt Khúc Tuyên là huyệt đạo, trong Đông Y, thường được sử dụng để điều Trị khớp gối và tổ chức phần mềm quanh khớp gối viêm, đau do thoát vị (sán khí), có hiệu quả rõ rệt đối với cơ thể người bệnh.
HUYỆT KHÚC TUYÊN
Bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền sẽ chỉ rõ hơn về vị trí, công dụng và cách châm cứu huyệt Khúc Tuyên.
Huyệt Khúc Tuyên Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Khúc Tuyên đó là: Huyệt ở chỗ lõm (giống con suối = tuyền) đầu nếp gấp trong nhượng chân (giống hình đường cong = khúc) khi gấp chân, vì vậy gọi là Khúc Tuyền.
Xuất xứ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
Đặc tính
- Huyệt thứ 8 của kinh Can.
- Huyệt Hợp, thuộc hành Thủy.
- Huyệt Bổ.
Vị Trí Huyệt Khúc Tuyên Ở Đâu?
Ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, nơi khe giữa của bờ trước gân cơ bán mạc và cơ thẳng trong.
Xem thêm tại đây:
Giải phẫu
- Dưới da là khe giữa gân cơ bán mạc và gân cơ thẳng trong, đầu trên cơ sinh đôi trong, khe khớp kheo.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông kheo to và dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác Dụng Huyệt Đạo Trị Bệnh
Thanh thấp nhiệt, tiết Can Hỏa, lợi Bàng Quang, thư cân lạc.
Chủ trị
Trị khớp gối và tổ chức phần mềm quanh khớp gối viêm, đau do thoát vị (sán khí), liệt dương, di tinh, viêm nhiễm ở hệ tiết niệu và sinh dục.
Châm Cứu Huyệt Đạo
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt:
1. Phối Ngũ Lý (C 10) trị tiêu ra máu (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Dương Quan (Đ 33) + Lương Khâu (Vi 34) trị đầu gối co rút không co duỗi được (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
3. Phối Hành Gian (C 2) trị động kinh, dịch hoàn đau (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Tất Quan (C 7) trị gối đau (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Chí Âm (Bq 67) + Trung Cực (Nh 3) trị thất tinh (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Chiếu Hải (Th 6) + Thái Xung (C 3) + Thiếu Phủ (Tm 8) trị tử cung sa (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Âm Giao (Nh 7) + Chiếu Hải (Th 6) trị sán khí (Tịch Hoằng Phú).
8. Phối Âm Giao (Nh 7) + Chiếu Hải (Th 6) + Khí Hải (Nh 6) + Quan Nguyên (Nh 4) [đều tả] trị các loại sán khí (Tịch Hoằng Phú).
9. Phối Đại Trữ (Bq 11) trị phong tý, gân cơ yếu (Trửu Hậu Ca).
10. Phối Bàng Quang Du (Bq 28) + Khí Hải (Nh 6) trị dưới rốn lạnh đau (Thần Cứu Kinh Luân).
11. Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Phúc Kết (Ty 14) + Thần Khuyết (Nh 8) + Thiên Xu (Vi 25) + Thủy Phân (Nh 10) + Thượng Liêm (Đtr 10) + Trung Phong (C 4) + Tứ Mãn (Th 14) trị quanh rốn đau nhiều (Vệ Sinh Bảo Giám).
12. Phối Cấp Mạch (C 12) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị sán khí, đau do thoái vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Tham khảo
“Khúc Tuyền chủ lung bế” (Tư Sinh Kinh). “Can hư: bổ huyệt Khúc Tuyền” (Châm Cứu Đại Thành).
Xem thêm tại đây:
Kết luận
Qua những thông tin trên của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về công dụng của huyệt đạo này, từ đó có cách áp dụng chính xác để cải thiện tình hình bệnh lí.