Huyệt Thủ Tam Lý

Huyệt Thủ Tam Lý

Huyệt Thủ Tam Lý là một trong những huyệt đạo trên cơ thể, thuộc kinh Bàng Quang. Theo Đông Y, huyệt này có công dụng cải thiện một số bệnh lí như: Trị vai và cánh tay đau, chi trên liệt, dạ dầy viêm loét. Vậy huyệt Thủ Tam Lý nằm ở đâu?

HUYỆT THỦ TAM LÝ

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Thủ Tam Lý Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt ở dưới khuỷu tay 3 (tam) thốn, lại ở vùng tay (thủ), vì vậy gọi là Thủ Tam Lý (Trung Y Cương Mục). (Xem thêm ý nghĩa ở huyệt Túc Tam Lý – Vị 36).

Tên Gọi Khác

Quỷ Tà, Thượng Tam Lý.

Xuất Xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính

Huyệt thứ 10 của kinh Đại Trường.

Vị Trí Huyệt Đạo Nằm Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Đạo Nằm Ở Đâu?

Dưới huyệt Khúc Trì (Đtr.11) 2 thốn, trên đường nối Khúc Trì (Đtr.11) và Dương Khê (Đtr.5).

Giải Phẫu

  • Dưới da là bờ sau cơ ngửa dài, cơ ngửa ngắn và xương quay.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác Dụng Huyệt Thủ Tam Lý

Khu phong, thông lạc, hòa Vị, lợi trường, tăng co bóp ở dạ dầy.

Chủ Trị

Trị vai và cánh tay đau, chi trên liệt, dạ dầy viêm loét, liệt nửa người.

Tham khảo thêm

  1. Huyệt Khúc Trì
  2. Huyệt Kiên Tỉnh
  3. Huyệt Kiến Lý

Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm thẳng sâu 0,8 – 2 thốn. Cứu 3 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 20 phút.

Ngoài ra, khi phối hợp huyệt thủ tam lý với các huyệt vị khác có công dụng chữa bệnh như:

1. Phối Ôn Lưu (Đtr.7) + Khúc Trì (Đtr.11) + Trung Chử (Ttu.3) + Phong Long (Vi.40) trị họng đau không nói được (Thiên Kim Phương).

2. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phong Thị (Đ.31) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tay chân đau do phong thấp (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị ăn không tiêu (Tịch Hoằng Phú).

4. Phối Thiếu Hải (Tm.3) trị tay bị liệt (Bách Chứng Phú).

5. Phối Âm Giao (Nh.7) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương, hông sườn đau (Châm Cứu Tụ Anh).

6. Phối cứu Côn Lôn (Bq.60) + Đan Điền (Nh.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Thị (Đ.31) + Quan Nguyên (Nh.4) để ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).

7. Phối Âm Giao (Nh.7) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương, hông sườn đau (Thần Cứu Kinh Luân).

8. Phối Đại Đôn (C.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Phong (C.4) trị dịch hoàn viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học).

9. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Ghi chú

Khi châm quá sâu gặp động mạch làm cho máu chảy không cầm. Cấp tốc dùng bông ép chặt vào chỗ châm để cầm máu. Đồng thời đưa thẳng tay lên cao rồi châm huyệt Tam Dương Lạc (Ttu.8), sâu 0,3 thốn. Vê về phía trái 10 giây rồi rút kim, máu sẽ cầm (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).

Tham khảo thêm

Kết luận

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẽ bên trên về huyệt đạo Thủ Tam Lý, hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về huyệt vị này. Từ đó có những cách tác động chính xác vị trí huyệt đạo để có thể cải thiện tình hình sức khỏe tốt hơn.

3.3/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *