Huyệt Kiên Ngung là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị cánh tay và vai đau, khớp vai đau, cơ đau do phong thấp… Trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Kiên Ngung nằm ở đâu?
HUYỆT KIÊN NGUNG
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Kiên Ngung Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Kiên Ngung đó là: Huyệt ở một góc (ngung) của xương vai (kiên), vì vậy gọi là Kiên Ngung.
Tên gọi khác
Biên Cốt, Kiên Cốt, Kiên Tỉnh, Ngung Tiêm, Thiên Cốt, Thiên Kiên, Thượng Cốt, Trung Kiên Tỉnh.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
- Huyệt thứ 15 của kinh Đại Trường.
- Huyệt giao hội của kinh Đại Trường với Tiểu Trường và mạch Dương Duy.
Vị Trí Huyệt Kiên Ngung Ở Đâu?
Dang cánh tay thẳng, huyệt ở chỗ lõm, phía trước và ngoài khớp, mỏm cùng – xương đòn.
Tham khảo thêm
Giải phẫu
Dưới da là khe giữa bó đòn và bó cùng vai của cơ Delta, khe khớp – giữa xương bả vai và xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
Tác Dụng Huyệt Đạo Là Gì?
Thanh tiết hỏa khí ở Dương Minh, khu phong, trục thấp, giải nhiệt.
Chủ trị
Trị cánh tay và vai đau, khớp vai đau, cơ đau do phong thấp, bán thân bất toại, bệnh ngoài da.
Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh
- Châm thẳng 0,5 – 1,5 thốn hoặc giơ tay lên cho ngang với vai, châm thẳng tới huyệt Cực Tuyền (hố nách).
- Trị bệnh ở cơ bó đòn và bó cùng: xuôi tay xuống, châm mũi kim giữa khớp xương cánh tay và khớp vai, sâu 0,5 – 1 thốn, khi đắc khí rồi thì hướng mũi kim ra 2 bên (mỗi bên sâu 2 – 3 thốn) cho đến khi có cảm giác như điện giật xuống vùng cánh tay.
- Trị tay lệch ra ngoài thì châm luồn kim dưới da, hướng kim về phía cơ tam giác.
- Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 15 phút.
Phối hợp huyệt:
1. Phối Khúc Trì (Đtr 11) [đều cứu] trị lao hạch (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
2. Phối Đại Trữ (Bq 11) + Phong Môn (Bq 12) + Trung Chử (Ttu 3) trị vai và lưng sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Dương Khê (Đtr 5) trị phong chẩn, ban sởi (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Điều Khẩu (Vi 38) + Hạ Cự Hư (Vi 38) + Linh Đạo (Tm 4) + Ôn Lưu (Đtr 7) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị nhũ ung (Loại Kinh Đồ Dực).
5. Phối Bá Hội (Đc 20) + Khúc Trì (Đtr 11) + Phát Tế + Phong Thị (Đ 31) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tuyệt Cốt (Đ 39) để phòng ngừa trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).
6. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + Khúc Trì (Đtr 11) + Phong Thị (Đ 31) trị phong thấp đau nhức [thống tý] (Trung Hoa Châm Cứu Học).
7. Phối Kiên Liêu (Ttr 14) + Kiên Trinh (Ttr 9) + Nhu Du (Ttr 10) trị khớp vai đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
8. Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Kiên Liêu (Ttr 4) + Kiên Nội Lăng trị khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34) + Kiên Liêu (Ttr 4). Trị bao khớp dưới xương vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11) trị chi trên liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Tham khảo
“Thiên Thủy Huyệt Nhiệt Luận ghi: Ngung Cốt (Kiên Ngung) + Tủy Không (Yêu Du – Đc.2) + Ủy Trung (Bq 40) + Vân Môn (P 2), tám huyệt này có tác dụng để tả nhiệt ở tứ chi” (Tố Vấn 61, 19). “Kiên Ngung + Khúc Trì (Đtr 11) là 2 huyệt bí pháp trị loa lịch [lao hạch] (Loại Kinh Đồ Dực).
Tham khảo thêm
Kết luận
Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.