Huyệt Nhu Hội

Vị trí: Đang cập nhật
Tác dụng: Đang cập nhật
Rate this huyet-dao

Huyệt Nhu Hội là huyệt thứ 13 của kinh Tam Tiêu, Trong Y Học Cổ Truyền thường dùng để điều trị một số bệnh như đau vùng vai và cách tay, đau mắt,…Vậy bạn đã biết gì về huyệt đạo này chưa?

HUYỆT NHU HỘI

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách xác định vị trí, cách châm cứu huyệt đạo chính xác như thế nào dưới bài viết sau đây nhé!

Huyệt Nhu Hội Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Phần trên cánh tay gọi là Nhu. Huyệt là nơi hội của kinh Tam tiêu và mạch Dương kiều, vì vậy gọi là Nhu Hội (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Nhu Khiếu.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 13 của kinh Tam Tiêu.
  • Huyệt Hội của kinh Tam Tiêu với mạch Dương Kiều.

Xem thêm: Huyệt Kiên Tỉnh

Vị Trí Huyệt Nhu Hội

vị trí huyệt nhu hội

Ngay dưới mỏm vai 3 thốn, nằm ở bờ sau cơ delta.

Giải phẫu

  • Dưới da là bờ sau – dưới của cơ Delta, khe giữa phần dài và phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, xương cánh tay.
  • Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ và các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

Chủ trị

Trị vai và cánh tay đau, khớp xương vai sưng đau, các bệnh về mắt.

Xem thêm:

Huyệt Bào Hoang

Huyệt Kiên Trinh

Cách Châm Cứu

Châm thẳng 0,8 – 1,2 thốn. Cứu 3 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 15 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Thiên Song (Ttr 16) trị anh khí [bướu cổ] (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Thân Mạch (Bq 62) trị điên, hụt hơi (Thiên Kim Phương).

3. Phối Chi Câu (Ttu 6) + Khúc Trì (Đtr 11) + Trữu Liêu (Đtr 12) + Uyển Cốt (Ttr 4) trị khớp khuỷu tay đau, cánh tay sưng đau, nách đau (Thiên Kim Phương).

4. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Thiên Dung (Ttr 17) + Thiên Đỉnh (Đtr 17) + Thiên Đột (Nh 22) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị bướu cổ (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Xem thêm:

Huyệt Hạ Quan

Huyệt Thiên Tỉnh

Hy vọng những thông tin trên do YCotruyen tổng hợp, bạn đọc đã có cái nhìn rõ hơn về Nhu Hội huyệt, và có những cách tác động chính xác để cải thiện tình hình sức khỏe bản thân.