Dịch cân kinh là tên gọi rút gọn của Dịch cân tẩy tủy kinh hay có nơi gọi là Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh. Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai phần phân biệt lần lượt là Tiền bộ và Hậu bộ của bộ kinh. Cùng y cổ truyền tìm hiều dịch cân kinh là gì trong bài viết dưới đây!
DỊCH CÂN KINH
Dịch cân kinh là môn luyện tập xuất phát từ Trung Quốc. Vào năm 917, Đạt Ma Tổ truyền dạy “Đạt Ma Dịch cân kinh” cho các đệ tử xin học võ. Mục đích để những môn sinh mới có sức khỏe yếu kém chuyển từ yếu thành khỏe, tiêu trừ được bệnh.
Lợi Ích Của Dịch Cân Kinh Đối Với Sức Khỏe
Ngày nay, môn tập này được rất nhiều người luyện tập, cải thiện hầu hết bệnh tật. Riêng với ung thư đã có rất nhiều bệnh nhân chia sẻ Dịch cân kinh đã góp phần quan trọng giúp họ khỏi bệnh, khỏe mạnh trở lại. Tiêu biểu là bệnh nhân người Trung Quốc bị ung thư trực tràng giai đoạn 3 và bệnh nhân bị ung thư gan người Việt Nam khỏi bệnh.
Hướng Dẫn Cách Tập Đúng Cách
Sau khi nắm chắc một số lưu ý khi tập dịch cân kinh, bạn có thể tiến hành tập luyện theo các bước dưới đây:
- Hai chân rộng bằng vai.
- Hai tay duỗi thẳng bằng vai, úp, ngón tay xòe thẳng.
- Hai mắt chọn một điểm trước mặt, hơi phía trên đằng xa để nhìn, có thể khép hờ
- Miệng ngậm tự nhiên, hơi mỉm cười, lưỡi đặt tại răng trên
- Cổ lỏng, như treo lơ lửng. Ngực buông lỏng , thở tự nhiên
- Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên.
- 10 ngón chân bấm chặt nền, gót chân lỏng, bàn chân cứng, bắp chân và đùi căng.
- Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở lại phía trước theo quán tính, tự nhiên, như hai mái chèo. Chân vẫn lên gân, hậu môn co lên không lòi.
- Vẫy đến lần thứ 5, khi tay đang buông thì chùng gối, nhún 2 lần.
- Đầu tập trung, chỉ chú ý vào ngón chân bấm, đùi vế chắc, hậu môn thót và đếm.
- Khi tập, từ cơ hoành trở lên, giữ cho trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu cánh tay từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng.
Một Số Tác Động Và Chuyển Biến Của Cơ Thể
Cuối cùng, để giúp chúng ta tự tin trước khi bắt đầu, chúng ta cùng tìm hiểu những tác động và chuyển biến của cơ thể khi tập:
Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thường có trung tiện (đánh rắm ), hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng… Đấy là bình thường, hãy đừng ngại, cứ tiếp tục tập.
- Với bệnh gan: Do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tì vị. Khi luyện “Dịch cân kinh” có thể giải quyết vấn đề này. Nếu có trung tiện là có kết quả sớm.
- Với bệnh mắt: có thể khỏi đau mắt đỏ, các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí nó chữa được cả bệnh đục thủy tinh thể . Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được”, khi khí huyết không dẫn đến bộ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh mắt. Mắt cũng là một bộ phận của cơ thể.
- Khi tập có thể có xung đột giữa chính khí và tà khí, nếu chúng ta vẫn tập thì sẽ sản sinh ra chất bổ có nhiều ích lợi cho chính khí. Luyện tập đúng làm khí huyết lưu thông, tăng đề kháng, thải cặn bã trong các gân, thần kinh và cả tế bào khác mà máu bình thường không thải nổi.
Khi thấy các chuyển biến trên bạn đừng sợ và cứ tiếp tục tập như thường, hết một phản ứng là khỏi một căn bệnh, tập luyện dần đưa lại kết quả sức khỏe tốt cho bạn đó!