Fallback image

Y Học Tam Tự Kinh

Liên hệ
Tác giả: Đang cập nhật
Nhà xuất bản: Đang cập nhật
Năm xuất bản: Đăng cập nhật
Số trang: Đang cập nhật
Rate this sach-y-hoc
Ngày xưa khi bắt đầu cho học trò của mình học chữ Hán, thầy đồ thường dạy vỡ lòng bằng cuốn “Tam tự kinh”, là quyển sách viết trong đó mỗi câu chỉ 3 chữ rất dễ nhớ, chẳng thế mà trong dân gian đến nay có người còn thuộc truyền khẩu những câu mở đầu trong sách “Nhân chi sơ-Tính bản thiện…”

Y HỌC TAM TỰ KINH

Về Y học cổ truyền (YHCT) bằng chữ Hán xưa kia không dám nói, nhưng những năm trước đây cũng vậy, các cụ Lương y lão thành có trình độ Hán học rất sâu rộng, thường cho con cháu hoặc học trò của mình học những cuốn sách thuốc có những câu văn vần 3-4 chữ mà người ta thường gọi là “ca quát” để người học dễ thuộc, dễ làm, dễ nắm được nguyên lý sâu sắc của YHCT sau mỗi con chữ của thánh nhân để lại. Nhưng lâu nay hầu như người học và làm YHCT thường không học chữ Hán, người ta cũng đã bỏ quên những cuốn vỡ lòng khi bước vào nghề như “Y học tam tự kinh” này.
Cuốn sách của Y gia Trần Tu Viên được viết từ đời nhà Thanh (Trung Quốc), nay đã được LY Trần Văn Quảng dày công chép lại bằng bút lông, sau đó dịch ra có phần phiên âm, dịch nghĩa bằng những câu văn vần và giải thích hết nội dung y, dược và phụ lục kèm theo. Đây là một trong 4 y thư nổi tiếng được cụ Quảng tận tâm dịch giải, trong đó còn phải kể đến 3 cuốn khác là Dược tính ca quát tứ bách vị, Thang đầu ca quyết và Tần Hồ mạch học.
Cuốn “Y học tam tự kinh” với phần chữ Hán được cụ viết dạng chữ Khải rất đẹp và chân phương. Ngoài ra cuốn sách còn là tư liệu về 360 vị thuốc viết bằng chữ Hán để người đọc sau không bị ngỡ ngàng khi bắt gặp một đơn thuốc cổ truyền bằng chữ Hán. Trong đó còn có những câu chúc mừng, thành ngữ, tục ngữ chuyên về YHCT cũng được sưu tầm đưa vào sách, vừa giúp bổ sung kiến thức đông y lại vừa làm tăng vốn từ cho người đọc trong giao tiếp hàng ngày.
Sách còn đề cập đến cách cầm bút lông, tư thế ngồi viết, thứ tự viết từng nét, đếm nét…thực sự rất hữu ích cho người học Y mới bước chân vào sự nghiệp Y thế, những muốn học Hán Nôm và muốn tiếp cận với những tài liệu cổ truyền nguyên tác sau này.