Cà gai leo là loại cây thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Cây được biết đến như là một câu dược liệu, cây thuốc có thể điều trị các bệnh lý về gan giúp tăng cường chức năng gan một cách hiệu quả.
CÂY CÀ GAI LEO
Trong bài viết này Y Học Cổ Truyền sẽ giới thiệu đến các bạn về những cây thảo dược vô cùng đặc biệt. Vậy Cây cà gai leo là cây gì? Cà gai leo có tác dụng gì? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây!
Cây Cà Gai Leo Là Gì?
Cây cà gai leo được biết đến với tên gọi như: cà lù, cà gai dây, cà quánh,… Đây là loại cây thân leo nhờ họ cà, chiều dài trung bình khoảng 60 – 100cm, lá màu xanh, thuôn dài và mọc so le. Phần lá ở dưới gốc cây hình hơi tròn hoặc giống lưỡi rìu, mặt dưới của lá thì có rất nhiều lông trắng còn mặt ở trên có nhiều gai.
Cà gai leo được thu hoạch và sử dụng phần cành, lá và rễ. Sơ chế thảo dược rất đơn giản, chỉ rửa sạch rồi thái lát và đem sấy hay phơi khô là được. Thành phẩm sau khi sơ chế thì sắc lấy nước uống còn có thể dùng nấu thành cao dạng nước, khô, mềm.
Những công dụng điển hình của cà gai leo như: chữa đau nhức đầu, chữa bệnh gân xương, chữa phong thấp, trị rắn cắn, chữa ho, chữa dị ứng, giải rượu, chữa bệnh lý về gan,…
Các Loại Cà Gai Leo
1. Phân loại theo màu sắc
- Là loại hoa trắng dây nhỏ và thường được dùng để chế biến thành dược liệu.
- Là loại hoa tím dây lớn thì sử dụng để làm hàng rào.
2. Phân loại theo vùng miền
- Cà gai leo miền Trung thường cằn cỗi, có màu nâu đất và rất cứng cáp.
- Cà gai leo miền Bắc và miền Nam thường có màu xanh, tươi tốt và rất dễ trồng, chăm sóc.
Ngoài ra, dựa vào đặc điểm thì ta biết đến cà gai leo khô và cà gai leo tươi.
- Cà gai leo khô: Được dùng ở các bài thuốc Đông y, cà gai leo được sơ chế phơi hoặc sấy khô làm thành thuốc. Dễ bảo quản, dễ sử dụng mà vẫn giữ được dược tính.
- Cà gai leo tươi: Dược liệu được thu hái từ những cây cà gai leo tươi, còn nhiều nước. Phải sử dụng ngay và không để được lâu.
Công Dụng Của Cây Cà Gai Leo Đến Sức Khỏe
1. Chữa viêm gan, xơ gan, giải độc gan
Cà gai leo được ứng dụng rộng rãi trong điều trị viêm gan, men gan cao. Các hoạt chất có trong cây cà gai leo là glycoalcaloid và có khả năng làm giảm nồng độ vi rút viêm gan trong máu người bệnh và giúp ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển của xơ gan.
2. Hỗ trợ chống tế bào ung thư
Cà gai leo đã được chứng minh loại cây này tác dụng hiệu quả trong điều trị viêm gan do vi rút, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Ngoài ra, cây còn ức chế dòng tế bào ung thư do vi rút khác như ung thư cổ tử cung.
3. Chữa hen suyễn
Trong dân gian thì có rất nhiều loại thảo dược chữa bệnh ho, hen suyễn, dị ứng nổi bật là cây cà dây leo với nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản.
4. Chữa phong thấp
Cà gai leo còn có nhiều tác dụng như chữa phong thấp và có thành phần hóa học chính như alkaloid, tinh bột, flavonoid trong rễ và dây giúp trị phong thấp, sâu răng, đau nhức gân xương một cách hiệu quả.
5. Chữa đau nhức xương khớp
Các hoạt chất trong cây cà gai leo giúp loại thảo dược này có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Trong đông y, loại cây này có vị hơi the, tính ấm vì thế có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả.
6. Chữa ho gà
Cà gai leo là loại dược liệu trong tự nhiên được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan và còn được dân gian sử dụng nhiều trong điều trị bệnh ho gà.
7. Chữa rắn cắn
Khi các bạn bị rắn cắn thì nếu các bạn không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, bài thuốc trị rắn cắn từ cà gai leo đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian, giúp giảm đau và đào thảo các chất độc vô cùng hiệu quả.
8. Chữa cảm cúm
Cà dây leo chứa các hoạt chất như: flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả có thể điều trị bệnh cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
9. Chữa dị ứng
Chiết xuất của cây cà gai leo giúp ức chế sự phân hủy tế bào mast, bảo vệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Đồng thời giải phóng các interleukin được đáp ứng với tình trạng viêm nhiễm và miễn dịch.
Cách Sử Dụng Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả?
1. Sắc uống
Cách sử dụng cây cà gai leo khá phổ biến và đơn giản đối với người sử dụng. Với các định lượng: Thân lá và rễ của cà gai leo khô 50 đến 60 gram/người/ngày.
Cách thực hiện:
- Cà gai leo rửa sạch sẽ
- Sau khi rửa sạch thì đổ nước vào và đun sôi
- Khi sôi thì hãy vặn nhỏ lửa 10 phút
- Chắc nước ra và uống hàng ngày thay cho nước lọc
2. Hãm nước Cà gai leo
Bên cạnh có thì khi sắc nước uống có thể hãm nước của cây cà gai leo để có thể sử dụng, cách này khá đơn giản và tiết kiệm nhiều thời gian có liều lượng 10g Cà gai leo khô.
Cách thực hiện:
- Cà gai leo rửa sạch thì trụng qua một lần nước sôi
- Thêm vào một lượng nước vừa đủ dùng và hãm trong 30 phút ở trong bình giữ nhiệt
- Sử dụng loại nước uống này hàng ngày
3. Cà gai leo kết hợp với Bán chi liên, cây An xoa chữa bệnh xơ gan
Cà gai leo kết hợp với các loại cây An xoa, Bán chi liên được sử dụng đối với người bị bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng.
Cách thực hiện:
- Cà gai leo, An xoa mỗi vị 30g, 15g Bán chi liên.
- Vị thuốc được rửa sạch, sau đó sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 500ml thì dừng lại.
- Chia số thuốc đó thành 3 phần, uống vào sáng, trưa, tối sau bữa ăn.
- Người bệnh xơ gan, kiên trì sử dụng trong 2 – 3 tháng thì sẽ có chuyển biến tích cực, chức năng gan dần phục hồi.
4. Uống nước Cà gai leo chữa tê thấp, nhức mỏi
Nguyên liệu: 10g Cà gai leo, 10g Dây gắm, 10g Thổ phục linh, 10g Huyết đằng, 10g lá lốt.
Cách thực hiện:
- Dược liệu rửa sạch, sao vàng, sau đó cho vào sắc với 500ml nước cho tới khi còn 200ml thì dừng lại.
- Mỗi ngày uống 1 tháng, thực hiện liên tục 2-3 tháng để cải thiện chứng đau lưng, nhức mỏi.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Cà Gai Leo
Để sử dụng cây cà gai leo hiệu quả và đem lại tác dụng chữa bệnh cao và hạn chế những điều không mong muốn thì người bệnh cần lưu ý sau đây:
- Sử dụng với liều lượng thích hợp, phù hợp với các mục đích điều trị.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây y để chữa bệnh nên uống nước cà gai leo cách 30 – 60 phút.
- Không được sử dụng nước cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi, vì lúc này cơ thể của trẻ còn rất yếu, tế bào gan chưa hoàn thiện.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Không nên uống cà gai leo vào lúc đói.
- Lựa chọn các dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.
Uống Nhiều Nước Cà Gai Leo Có Tốt Không?
Uống nhiều nước Cà gai leo có tốt không là mọi thắc mắc của rất nhiều người đang sử dụng cây thuốc này. Bất kỳ một loại thuốc nào kể cả thảo dược đều cũng phải sử dụng đúng liều lượng thì mới hiệu quả hoàn toàn.
Việc lạm dụng hoặc dùng liều lượng lớn không đúng liều lượng thì trong thời gian dài có thể gây ngộ độc. Vì vậy, khi sử dụng mọi người có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng phù hợp với bệnh lý của mình.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ và giới thiệu đến các bạn về cây cà gai leo là cây thần dược có thể chữa lành nhiều loại bệnh khác nhau. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể biết thêm những công dụng, cách sử dụng và những lưu ý của cà gai leo.