Cây sâm cau nổi tiếng với tác dụng cải thiện chức năng tăng sinh lý cho nam giới. Trong Đông y thì đây là một loại cây thuốc có vị ấm, tốt cho thận,.. Chính vì khả năng cải thiện đời sống sinh lý hiệu quả cho nam giới thì loại cây này ngày càng được sử dụng rộng rãi.
SÂM CAU
Trong bài viết này Y Học Cổ Truyền sẽ giới thiệu đến các bạn về loại cây này được đánh giá là vị thuốc Nam quý với vị thơm nhẹ, tính ấm và quy vào kinh Thận, Can và Tỳ. Vậy cây sâm cau là gì? sâm cau có tác dụng gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây!
Sâm Cau Là Cây Gì?
Cây sâm cau là loại thực vật sinh trưởng trong tự nhiên được biết đến qua các tên gọi khác như ngải cau, tiên mao, cồ nốc… và có một tên khoa học là Curculigo orchioides thuộc họ Hypoxidaceae.
Cây rất phù hợp sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng ít và không khí ẩm ướt vì thế có thể dễ dàng tìm kiếm ở những vùng chân núi, nương rẫy hoặc thung lũng.
Ngải cau còn là một loại cây phổ biến trên thế giới đặc biệt có ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay dưới tình trạng khai thác quá mức thì loài cây này đang dần rơi vào tình trạng khan hiếm hơn.
Loại cây này chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, mọc thẳng và nhỏ dần về 2 đầu. Lá cây dài, mọc thành túm, hình dạng và xếp nếp như phiến lá cau. Hoa tỏa ra từ bẹ lá, có màu vàng nhạt và mỗi cây có 3 đến 5 bông hoa.
Sâm Cau Có Mấy Loại?
Hiện nay, có rất nhiều loại về cây ngải cau được sinh trưởng trong tự nhiên và có những thành phần, hình dáng, màu sắc và những đặc tính khác nhau.
1. Sâm cau đỏ
Hay còn được biết đến với tên gọi là cây bồng bồng hoặc cây phất dũ. Vỏ cây thường có màu đỏ đậm, mọc thành chùm. Khi già, thân cây ngải cau lại chuyển thành màu trắng. Tuy nhiên, khi bạn cạo đi lớp vỏ bên ngoài thì thân bên trong vẫn có một màu đỏ đặc trưng.
Sâm cau đỏ có rất nhiều tác dụng khác trong việc điều trị phong thấp, suy nhược thần kinh, chữa yếu sinh lý….
Về cách sử dụng loại cây này rất đơn giản, bạn bỏ đi lớp vỏ ngoài, làm sạch và thái lát phục vụ với những mục đích khác nhau.
2. Sâm cau đen
Sâm cau đen cũng được sử dụng phổ biến và còn có tên gọi khác là cây tiên mao. Mục đích chính khi khai thác và trồng sâm cau đen là để làm nguyên liệu cho các bài thuốc bổ dương, tăng cường sinh lý nam giới.
Cây thường mọc riêng lẻ chứ không thành chùm thường thì người ta thu hoạch chúng ngoài 4 năm tuổi thì mới đạt công dụng tốt nhất.
3. Sâm cau trắng
Sâm cau trắng là loại dược liệu quý hiếm. Cây này mang đến tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, làm mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa, tán ứ, ôn trung….
Công Dụng Của Cây Ngải Cau
- Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, tăng khả năng cương cứng; tăng số lượng, hiệu quả và chất lượng tinh trùng.
- Với người già, có thể dùng ngải cau để chữa đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối đau mỏi và cơ thể vận động khó khăn.
- Tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích hệ miễn dịch, chống viêm, co giật, an thần, có hoạt tính hormone sinh dục nam.
- Dùng làm thuốc bổ, điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.
- Sâm cau còn được dùng để chữa hen và dùng làm thuốc lợi tiểu, trị tiêu chảy.
- Hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều kinh.
- Rễ giã nát để đắp chữa bệnh ngoài da, chữa lở loét.
- Chữa trị loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, vàng da, sốt xuất huyết và nhức đầu…
Chú ý: Dùng liều lượng cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không nên dùng.
Cách Sử Dụng Cây Ngải Cau
1. Sâm cau ngâm chung với gì?
Để gia tăng tác dụng của ngải cau thì bạn có thể kết hợp loại thảo dược này với một số nguyên liệu khác sẽ mang lại tác dụng vô cùng hiệu quả. Cụ thể:
- Kết hợp cùng ba kích và rượu nếp.
- Ngâm cùng dâm dương hoắc và rượu nếp.
- Ngải cau ngâm cùng rượu trắng.
- Ngâm cùng nấm ngọc cẩu.
- Ngâm cùng tất cả các nguyên liệu kể trên.
Người bệnh cũng nên chú ý thực hiện đúng theo liều lượng, công thức chuẩn nhất để mang lại tác dụng cao. Bên cạnh đó thì bạn cũng không nên uống quá nhiều rượu ngải cau, tránh gây ra những phản ứng phụ hoặc thừa chất. Ngoài ra, rượu sâm cau không phù hợp với trẻ em hoặc phụ nữ có thai và đang cho con bú.
2. Rượu sâm cau ngâm bao lâu thì uống được?
Tùy vào việc kết hợp với loại từng loại nguyên liệu mà thời gian ngâm sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc đều chỉ có tác dụng khi ngâm từ 80-90 ngày. Vì vậy, người đang bị bệnh nên chờ sau khoảng thời gian này hãy mang rượu sâm cau ra dùng.
3. Sâm cau ngâm mật ong
Kết hợp giữa sâm cau và mật ong là một bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất.
Cách làm như sau:
- Đầu tiên, người đang bị bệnh thì bạn chuẩn bị 1kg sâm cau, 0,5kg ba kích, 0,5kg dâm dương hoắc, 5 lít rượu và 200ml mật ong.
- Tiếp đó, bạn rửa sạch, phơi khô, thái lát các nguyên liệu rồi cho vào bình, đổ ngập rượu.
- Cuối cùng, bạn cho mật ong vào, hòa tan cùng rượu rồi đậy nắp. Rượu mật ong ngải cau nên sử dụng sau ít nhất 80 ngày và rượu ngâm càng lâu càng hiệu quả.
Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Sâm Cau
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ Sâm cau như sau:
Chữa liệt dương, nam giới tinh lạnh, phụ nữ tử cung lạnh:
- Chuẩn bị: 6g Sâm cau, 8g Ba kích, thục địa, Hồ đào nhục, 4g hồi hương.
- Thực hiện: Sắc và uống hằng ngày.
Chữa phong thấp, thần kinh suy nhược, lưng gối đau lạnh:
- Chuẩn bị: 50g Sâm cau, 150ml rượu trắng.
- Thực hiện: Ngâm trong vòng 7 ngày, trước mỗi bữa chính mỗi ngày.
Chữa tiêu chảy, hen suyễn:
- Chuẩn bị: Rễ cau được cắt lát mỏng, nhỏ, phơi khô, sao vàng.
- Thực hiện: Nấu 12 – 16g sâm cau với 250 ml nước, khi nước cạn còn 50ml thì sử dụng trước mỗi bữa ăn mỗi ngày.
Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp:
- Chuẩn bị: 20g Rễ sâm cau, hy thiêm thảo (cỏ đĩ), hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), 500ml rượu trắng.
- Thực hiện: Xắt nhỏ dược liệu, ngâm với rượu trắng trong vòng 5 – 7 ngày (càng lâu càng tốt). Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 30ml và dùng trước bữa ăn.
Chữa sốt huyết:
- Chuẩn bị: cỏ mực 12g, Sâm cau 20g (sao đen), chi tử 8g (sao đen), trắc bá diệp 10g (sao đen).
- Thực hiện: Sắc và uống mỗi ngày.
Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 20g sâm cau, 12g trâu cổ (sung thằn lằn), sâm bố chính, câu kỷ tử, tục đoạn, ngưu tất, thạch hộc, ba kích thiên, hoài sơn; 8g ngũ gia bì, nữ trinh tử.
- Thực hiện: Đem rửa sạch, xắt thành lát mỏng, nhỏ, trước mỗi bữa ăn trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 20g sâm cau, 16g ba kích, hồ đào nhục (óc chó), phá cố chỉ, thục địa; 4g tiểu hồi hương.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu trên sắc với 750 ml nước, khi lượng nước cạn còn khoảng 250 ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống trong ngày và được dùng trước mỗi bữa ăn.
Chữa cao huyết áp (thích hợp cho nam giới bị liệt dương do suy thận, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh):
- Chuẩn bị: 12g sâm cau (tiên mao), đương quy, ba kích, dâm dương hoắc (tiên linh tỳ).
- Thực hiện: Nấu thuốc với 750 ml nước, khi lượng nước cạn còn khoảng 250 ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống trong ngày trước mỗi bữa ăn.
Những Chú Ý Khi Dùng Cây Ngải Cau
Trong quá trình điều trị bằng sâm cau, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Dùng sâm liều lượng cao và kéo dài có thể sẽ gây cường dương mạnh dẫn đến tinh lực bị hao tổn.
- Người có thể trạng hỏa vượng; da khô, gầy yếu, lòng bàn chân bàn tay ấm, hay sốt nhẹ vào buổi chiều, dễ ra mồ hôi trộm, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện táo, nóng bứt rứt trong người… thì không nên dùng Sâu câu trị bệnh.
- Người có thể trạng kém, quá hư yếu thì cũng không nên dùng.
- Rễ Sâm cau có thể gây ra nhầm lẫn với rễ cây bồng và chỉ có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu và hoàn toàn không có tác dụng sinh lý nào nên cần chú ý phân biệt, tránh nhầm lẫn.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Sâm cau cũng như một số lưu ý cần quan tâm để tránh gây ra những tác dụng phụ. Để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin đã chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!