Huyệt Hạ Liêm là một huyệt đạo thứ 8 thuộc Đại trường kinh, chuyên trị các chứng đau cẳng tay, khuỷu tay, đau bụng. Việc tìm hiểu đúng vị trí huyệt ở đâu và tác dụng nhue thế nào giúp bác sĩ thực hiện bấm huyệt điều trị bệnh hiệu quả.
HUYỆT HẠ LIÊM
Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí, công dụng cũng như cách châm cứu huyệt Hạ Liêm chính xác nhất, mời bạn đọc kham khảo bài viết dưới đây của của ycotruyen .
Huyệt Hạ Liêm Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi đó là:
Huyệt này nằm ở phía dưới (hạ) huyệt Thượng liêm, nên được gọi là Hạ liêm. Một cách giải thích khác về tên gọi huyệt đạo đó là: từ “Hạ” có nghĩa là thấp hơn hoặc ở dưới; từ “Liêm” có nghĩa là góc nhà, lề hay mép của hình thoi. Khi bạn gập cong khuỷu tay lại tạo ra sự lồi lên của cơ cẳng tay giống như hình thoi và huyệt nằm mép lề dưới của hình thoi nên được gọi là “Hạ Liêm”.
Xuất xứ Giáp Ất Kinh.
Đặc tínhLà huyệt đạo thứ 8 của kinh Đại Trường.
Vị Trí Huyệt Đạo
Trên đường nối Khúc Trì và Dương Khê, cách Khúc Trì 4 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là bờ sau cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ quay 1, cơ ngửa ngắn và xương quay.
- Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng
Tán phong, thanh nhiệt, thông kinh, chỉ thống, điều lý Tỳ Vị.
Chủ trịTrị cánh tay và khuỷu tay đau, bụng đau, tuyến vú viêm.
Cách Châm Cứu Huyệt Đạo
Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt đạo với những huyệt khác
Phối Ngũ Xứ (Bq 5) + Thần Đình (Đc 24) trị đầu đau (Tư Sinh Kinh).
Qua những thông tin trên của Y Cổ Truyền, hi vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về công dụng và cách châm cứu của huyệt đạo này, từ đó có cách tác động chính xác để cải thiện tình hình bệnh lí.